2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quỹ dự trữ có vai trò quan trọng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Điều 139 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về quỹ dự trữ của tổ các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
“Điều 139. Quỹ dự trữ
1. Hằng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ dự trữ sau đây:
a) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp được trích hằng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Quỹ dự phòng tài chính;
c) Các quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tín dụng không được dùng các quỹ quy định tại khoản 1 Điều này để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn”
Quỹ dự trữ là số tiền được trích ra từ lợi nhuận trong quá trình hoạt động của tổ chức tín dụng để đề phòng những khoản chi phí có thể phát sinh trong tương lai. Quỹ dự phòng là cơ sở để đảm bảo cho hoạt động ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bên cạnh đó, quỹ dự trữ cùng là công cụ để đáng giá khả năng kinh doanh trên thực tế hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Quỹ dự trữ là quy định bắt buộc mà pháp luật quy định các tổ chức tín dụng phải tuân thủ. Theo đó, quỹ dự trữ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như sau:
-Hằng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ dự trữ. Lợi nhuận được tính dựa trên tổng doanh thu hàng năm trừ đi các khoản chi phí. Tổ chức tín dụng sau phải thực hiện đóng thuế theo quy định của luật thuế đối với doanh nghiệp. Khoản tiền còn lại sau khi nộp thuế chính là lợi nhuận thực tế mà tổ chức tín dụng đạt được. Phần lợi nhuận này được chia cho các cổ đông, thành viên của tổ chức hoặc tái đầu tư theo kế hoạch, chính sách kinh doanh của chính tổ chức đó. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải trích một khoản lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì quỹ dự trữ theo quy định của pháp luật. Theo đó, các khoản dự trữ bắt buộc bao gồm:
1.Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp. Vốn điều lệ, vốn được cấp là số vốn mà các thành viên, cổ đông cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định đã góp để thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ, vốn được cấp được ghi nhận trong Điều lệ của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng phải lập và duy trì quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp. Theo đó, quỹ dự phòng này được trích hằng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp phản ánh tình hình tăng giảm quỹ dự trữ, đồng thời tránh việc thổi phồng lợi nhuận của các tổ chức tín dụng. Nguồn quỹ dự trữ này được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp khi cần thiết.
2. Quỹ dự phòng tài chính. Quỹ dự phòng tài chính là khoản tiền được trích lập ra từ lợi nhuận sau thuế của tổ chức tín dụng, dùng để dự phòng cho những tổn thất, thiệt hại về tài sản có thể xảy ra trong tương lai. Có thể hiểu trích lập quỹ dự phòng là sự ước tính những biến động thực tế về lợi nhuận thuần của tổ chức. Các tổ chức tín dụng có thể chủ động nguồn tài chính cho những tổn thất có thể dự báo được, hạn chế việc bơm phồng lợi nhuận thuần khi tính đến những tổn thất trên thực tế có thể xảy ra. Quỹ dự phòng tài chính thuộc vốn chủ sở hữu của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc trích lập và sử dụng quỹ này phải tuân theo quy định pháp luật.
3.Các quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật.
-Mục đích của các quỹ dự trữ là đề phòng những sự kiện, tình huống có thể xảy ra gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng, thậm chí là kéo theo sự lung lay của toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, tổ chức tín dụng không được dùng các quỹ dự trữ để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn. Việc phân chi lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp được thực hiện khi đã trích lập đầy đủ các quỹ dự phòng theo quy định.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh