2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 41 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định về quyền của người thụ hưởng như sau:
“Điều 41. Quyền của người thụ hưởng
1. Người thụ hưởng cầm giữ hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Điều 40 của Luật này có các quyền sau đây:
a) Xuất trình hối phiếu đòi nợ để chấp nhận hoặc để thanh toán khi hối phiếu đòi nợ đến hạn;
b) Yêu cầu những người có liên quan thanh toán hối phiếu đòi nợ khi đến hạn;
c) Chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ theo các quy định của Luật này;
d) Chuyển giao để cầm cố hoặc chuyển giao để nhờ thu hối phiếu đòi nợ;
đ) Truy đòi, khởi kiện về hối phiếu đòi nợ.
2. Quyền của người thụ hưởng cầm giữ hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Điều 40 của Luật này vẫn được đảm bảo ngay cả khi những người có liên quan trước đó cầm giữ hối phiếu không hợp pháp”
Người thụ hưởng là người sở hữu công cụ chuyển nhượng với tư cách của một trong những người sau đây: Người được nhận thanh toán số tiền ghi trên công cụ chuyển nhượng theo chỉ định của người ký phát, người phát hành; Người nhận chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng pháp luật quy định; Người cầm giữ công cụ chuyển nhượng có ghi trả cho người cầm giữ. Người thụ hưởng hợp pháp là chủ thể có quyền lợi phát sinh trực tiếp từ hối phiếu đòi nợ, do đó, pháp luật đã trao cho người thụ hưởng các quyền lợi như sau:
-Xuất trình hối phiếu đòi nợ để chấp nhận hoặc để thanh toán khi hối phiếu đòi nợ đến hạn. Khi đến thời hạn thanh toán, người bị ký phát có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ cho người thụ hưởng. bản chất của hối phiếu đòi nợ là chứng nhận nợ của bên bị ký phát đối với người thụ hưởng. Vì vậy, quyền được thanh toán là quyền cơ bản của người thụ hưởng khi sở hữu hối phiếu đòi nợ. Bên cạnh đó, có trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thanh toán hối phiếu đòi nợ, khi đó thời hạn thanh toán được xác định kể từ thời điểm người thụ hưởng xuất trình hối phiếu đòi nợ yêu cầu bên bị ký phát chấp nhận. Chấp nhận là hành vi của bên bị ký phát, đồng ý thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ cho người thụ hưởng. Đây là cơ sở để người thụ hưởng được thanh toán số tiền tương ứng với giá trị của hối phiếu.
-Yêu cầu những người có liên quan thanh toán hối phiếu đòi nợ khi đến hạn. Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng bằng cách ký tên trên công cụ chuyển nhượng với tư cách là người ký phát, người phát hành, người chấp nhận, người chuyển nhượng và người bảo lãnh. Khi đến hạn mà người bị ký phát không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì người thụ hưởng được quyền yêu cầu người có liên quan thanh toán số tiền trên hối phiếu đòi nợ cho mình.
-Chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ theo các quy định. Chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng pháp luật quy định. Chuyển nhượng là hành vi thực hiện quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Hối phiếu đòi nợ là tài sản thuộc sở hữu của người thụ hưởng. Vì vậy, họ có thể thể chuyển nhượng bằng việc bán, tặng cho,…hối phiếu đòi nợ và được pháp luật tôn trọng.
-Chuyển giao để cầm cố hối phiếu đòi nợ. Cầm cố hối phiếu đòi nợ là việc người thụ hưởng chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận cầm cố để đảm bảo cho khoản vay của họ trong thời hạn nhất định. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm cầm cố nói chung là: người cầm cố phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, bên nhận cầm cố chiếm hữu tài sản trong suốt thời hạn cầm cố và trả lại cho bên cầm cố khi họ thanh toán đầy đủ nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận. Cầm cố là một trong những hành vi sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Trong khi đó, người thụ hưởng là chủ sở hữu của hối phiếu đòi nợ, do đó, họ có quyền cầm cố tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
-Chuyển giao để nhờ thu hối phiếu đòi nợ. Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó người bán sau khi giao hàng thì gửi chứng từ ủy thác cho bên thu hộ phục vụ mình thu hộ tiền hàng từ người mua. Thông thường, phương thức thanh toán nhờ thu được sử dụng phổ biến trong quan hệ mua bán quốc tế. Trong quan hệ hối phiếu đòi nợ, người thụ hưởng cũng có thể sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu thông qua người thu hộ. Để người thu hộ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình thì người thụ hưởng ngoài việc phải ủy quyền cho người thu hộ bằng văn bản, còn phải chuyển giao cho họ hối phiếu đòi nợ để làm căn cứ yêu cầu bên bị ký phát thanh toán theo nội dung trên hối phiếu.
-Truy đòi, khởi kiện về hối phiếu đòi nợ. Người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền trên hối phiếu đòi nợ đối với những người sau đây: Người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước mình trong trường hợp hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận một phần hoặc toàn bộ theo quy định; Người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, khi hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán mà không được thanh toán theo nội dung của hối phiếu đòi nợ; Người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp người bị ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích, kể cả trường hợp hối phiếu đòi nợ đã được chấp nhận hoặc chưa được chấp nhận; Người chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu đòi nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng người ký phát bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích và hối phiếu đòi nợ chưa được chấp nhận. Trường hợp phát sinh tranh chấp trong quá trình chuyển nhượng, thanh toán, truy đòi hối phiếu đòi nợ, để bảo vệ lợi ích của mình người thụ hưởng có thể khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyền của người thụ hưởng cầm giữ hối phiếu đòi nợ hợp pháp vẫn được đảm bảo ngay cả khi những người có liên quan trước đó cầm giữ hối phiếu không hợp pháp.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh