Quyền hạn của thành viên góp vốn tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:53 (GMT+7)

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát trên cơ sở số vốn góp của mình trong tổ chức tín dụng...

1.Căn cứ pháp lý

Thành viên góp vốn tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên là chủ sở hữu của tổ chức tín dụng đó, trong đó số lượng thành viên góp vốn phải có từ hai chủ thể trở lên. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để chủ sở hữu được tự do thực hiện quyền chủ sở hữu của mình mà không vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của những chủ sở hữu khác, pháp luật đã quy định những quyền năng cơ bản mà chủ sở được thực hiện trong quá trình hoạt động của tổ chức tín dụng. Cụ thể, khoản 2 Điều 70 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về quyền hạn của thành viên góp vốn như sau:

Điều 70. Thành viên góp vốn, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên góp vốn
2. Thành viên góp vốn có các quyền hạn sau đây:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát trên cơ sở số vốn góp của mình trong tổ chức tín dụng hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên góp vốn;
b) Được cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm và các giấy tờ tài liệu khác của tổ chức tín dụng;
c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi tổ chức tín dụng đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác;
d) Được chia tài sản còn lại của tổ chức tín dụng tương ứng với phần vốn góp khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản;
đ) Khiếu nại, khởi kiện thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) không thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc thành viên góp vốn”

2.Nội dung

Đặc trưng cơ bản của công ty TNHH hai thành viên là phải có ít nhất hai chủ thể góp vốn làm chủ sở hữu của công ty. Trong hoạt động tín dụng, không phải bất kỳ tổ chức hoạt động ngân hàng nào cũng có thể thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Theo đó, các tổ chức được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức tài chính vi mô. Các chủ sở hữu của tổ chức tín dụng TNHH một thành viên chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của tổ chức trong phạm vi vốn góp của mình. Thành viên góp vốn được thực hiện quyền chủ sở hữu của mình thông qua các quyền hạn sau đây:
-Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát trên cơ sở số vốn góp của mình trong tổ chức tín dụng hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên góp vốn. Thành viên Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát đều là những chức danh quản lý, điều hành tổ chức tín dụng. Họ có nhiệm vụ thực hiện công việc phục vụ cho lợi ích của các thành viên. Việc thực hiện nhiệm vụ của những chủ thể này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của chủ sở hữu, do đó, chủ sở hữu được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ sung những chủ thể này trong quá trình hoạt động. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm được tiến hành trên cơ sở vốn góp của thành viên trong tổ chức tín dụng, hoặc các thành viên thỏa thuận với nhau. 
-Được cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm và các giấy tờ tài liệu khác của tổ chức tín dụng. Hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát là quản lý, điều hành công việc kinh doanh, vận hành nội bộ của tổ chức tín dụng. Hoạt động của hai cơ quan này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển ổn định, lâu dài, an toàn cho tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, với tư cách là chủ sở hữu, là người rót vốn vào tổ chức và có thể bị mất toàn bộ vốn góp nếu tổ chức kinh doanh thua lỗ, các thành viên góp vốn có quyền được cung cấp các thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát. Bên cạnh đó, thành viên góp vốn còn có quyền được biết các báo cáo tài chính, sổ kế toán và các giấy tờ liên quan đến tổ chức tín dụng. Báo cáo tài chính là các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính, kinh doanh của tổ chức tín dụng do kiểm toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu. Báo cáo tài chính cho biết tình hình kinh doanh, hoạt động của tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định. Với tư cách là người đầu tư vốn vào công việc kinh doanh của tổ chức tín dụng, chủ sở hữu có quyền thông qua các báo cáo tài chính của tổ chức.
-Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi tổ chức tín dụng đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác. Đây là quyền lợi về kinh tế của chủ sở hữu. Lợi nhuận được xác định dựa trên doanh thu từ đi các khoán chi phí, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác. Dựa trên tỷ lệ vốn góp của mình mà lợi nhuận của các thành viên có thể không đều nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc tỷ lệ vốn góp tỷ lệ thuận với lợi nhuận nhận được, số vốn góp càng nhiều thì lợi nhuận nhận được càng lớn. 
-Được chia tài sản còn lại của tổ chức tín dụng tương ứng với phần vốn góp khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản. . Khi tổ chức tín dụng phá sản, việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính được thực hiện lần lượt theo thứ tự mà Luật pháp sản quy định. Khi nghĩa vụ trên được thực hiện xong mà vẫn còn tài sản thì nghĩa vụ sau được thực hiện. Cứ như vậy, khi thực hiện lần lượt các nghĩa vụ trên nếu tổ chức tín dụng vẫn còn dư tài sản các thành viên được thanh toán số tiền tương ứng với số tài sản còn lại. 
-Khiếu nại, khởi kiện thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) không thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc thành viên góp vốn. Nhiệm vụ của thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) là thực hiện công việc thay cho chủ sở hữu, nhằm đem lại lợi ích chung cho tổ chức tín dụng. Họ là người được các thành viên góp vốn bổ nhiệm. Vì vậy, họ có nghĩa vụ thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình được pháp luật cho phép và Điều lệ công ty quy định. Việc thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ gây thiệt hại của hành vi mà các thành viên có thể khiếu nại hoặc khởi kiện những chủ thể này. Quy định này cũng nhằm ràng buộc trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc thực hiện chính xác, đầy đủ, trung thực quyền và nghĩa vụ của mình đem lại lợi ích chung cho tổ chức tín dụng.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư