2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị, họ thực hiện chức năng điều hành, quản lý các hoạt động của Hội đồng quản trị, đảm bảo cho các công việc được diễn ra đúng, đầy đủ, thuận lợi đem lại lợi ích cho tổ chức tín dụng. Để thực hiện chức năng đó, pháp luật đã trao cho chủ tịch Hội đồng quản trị quyền và nghĩa vụ cơ bản. Cụ thể, Điều 64 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định:
“Điều 64. Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.
2. Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị.
3. Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị.
4. Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
5. Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
6. Bảo đảm các thành viên Hội đồng quản trị nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và có đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Hội đồng quản trị phải xem xét.
7. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản trị.
8. Giám sát các thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và các quyền, nghĩa vụ chung.
9. Ít nhất mỗi năm một lần, đánh giá hiệu quả làm việc của từng thành viên, các Ủy ban của Hội đồng quản trị và báo cáo Đại hội đồng cổ đông về kết quả đánh giá này.
10. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng”
Hội đồng quản trị là một cơ quan thực hiện công việc quản lý của tổ chức tín dụng, bao gồm nhiều thành viên. Hội đồng quản trị có vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Để các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thì bắt buộc phải có người đứng đầu để giám sát, điều hành. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người điều hành các hoạt động của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu từ một trong các thành viên của Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền, nghĩa vụ do pháp luật quy định để đảm bảo cho suốt quá trình hoạt động của Hội đồng quản trị được diễn ra an toàn, ổn định, hiệu quả. Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ như sau:
-Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị. Chương trình, kế hoạch là danh sách những hoạt động, công việc cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Lập chương trình, kế hoạch là bước đầu tiên để thực hiện bất kỳ mục tiêu gì, nó đóng vai trò định hướng cho các thành viên trong từng giai đoạn cụ thể để hoàn thành công việc. Dựa trên những ý kiến, đóng góp của các thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập hợp, thống nhất thành một bản chương trình, kế hoạch chung áp dụng cho mọi hoạt động, mọi thành viên của Hội đồng quản trị. Việc lập chương trình, kế hoạch hoạt động còn là cơ sở để Chủ tịch Hội đồng quản trị giám sát quá trình thực hiện công việc của các thành viên.
-Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành theo định kỳ hoặc họp bất thường khi có vấn đề cấp thiết phải giải quyết. Chủ tịch là người đúng ra triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị.
-Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị. Việc thông qua một quyết định của Hội đồng quản trị không chỉ có ảnh hưởng đến công việc nội bộ của Hội đồng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức tín dụng. Vì vậy, việc thông qua quyết định phải do người có thẩm quyền cao thực hiện. Nếu các thành viên có thẩm quyền quyết định, điều đó không tránh khỏi việc chồng chéo các quy định với nhau, đồng thời làm rối loạn cơ cấu tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng.
-Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Sau khi thông qua các quyết định, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có chức năng điều hành, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị có nghĩa vụ giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định đó của các thành viên. Công tác giám sát quá trình thực hiện các quyết định là cơ sở để đảm bảo các thành viên thực hiện đúng, đầy đủ các quyết định đó, giúp ngăn cản, hạn chế hành vi vi phạm gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng.
-Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là người đại diện triệu họp Hội đồng quản trị, là người có quyền hành cao nhất và tổ chức việc thông qua các quyết định của Hội đồng. Để cuộc họp được diễn ra suôn sẻ, đạt được mục đích và giải quyết các mâu thuẫn trong ý kiến của các thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền làm chủ tọa của cuộc họp. Việc để Chủ tịch Hội đồng là chủ tọa tránh việc xảy ra tranh chấp thẩm quyền giữa các thành viên.
-Bảo đảm các thành viên Hội đồng quản trị nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và có đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Hội đồng quản trị phải xem xét. Công việc của Hội đồng quản trị được thực hiện dựa trên các thông tin cơ bản mà các phòng ban cung cấp. Do đó, để hoàn thành công việc các thành viên phải được tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, khách quan, chính xác. Điều đó, đòi hỏi Chủ tịch Hội đồng quản trị phải đảm bảo cung cấp và tạo điều kiện để các thành viên được tiếp cận thông tin cần thiết. Tùy vào độ khó, phức tạp và quy mô của công việc mà thời gian hoàn thành mỗi công việc có thể dài ngắn khác nhau. Vì vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải đảm bảo thành viên có đủ thời gian để hoàn thành công việc đầy đủ, chính xác nhất.
-Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quan trọng trong cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, vì vậy nhiệm vụ phải thực hiện cũng tương đối nhiều và phức tạp. Do đó, đòi hỏi mỗi thành viên phải tận dụng thời gian, năng lực để hoàn thành triệt để công việc. Để thực hiện được điều đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ chức, đảm bảo công việc được thực hiện đúng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.
-Giám sát các thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và các quyền, nghĩa vụ chung. Việc giám sát nhằm đảm bảo các thành viên đang đi đúng hướng và tiến trình đã đề ra, và ngăn chặn, hạn chế hành vi vi phạm gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng.
-Ít nhất mỗi năm một lần, đánh giá hiệu quả làm việc của từng thành viên, các Ủy ban của Hội đồng quản trị và báo cáo Đại hội đồng cổ đông về kết quả đánh giá này. Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc dựa trên những thành tựu đạt được. Mục đích nhằm xem xét năng lực của từng thành viên, khả năng đảm nhiệm chức vụ của họ. Kết quả đánh giá phải bảo cáo lên Đại hội đồng cổ đông xem xét để tiến hành phân tích, đánh giá những hạn chế còn đọng, cũng như nguyên nhân khiến công việc được thực hiện không đạt hiệu quả. Từ đó, xem xét và quyết định bãi nhiệm những thành viên không có năng lực và tiến hành thay thế thành viên mới.
-Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh