2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyền và nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng được xác định theo Điều lệ của tổ chức đó nhưng phải phù hợp với quy định chung của pháp luật. Theo đó, Điều 38 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng như sau:
“Điều 38. Quyền, nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng
1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng.
2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, vì lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu tổ chức tín dụng.
3. Trung thành với tổ chức tín dụng; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của tổ chức tín dụng, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của tổ chức tín dụng để thu lợi cá nhân hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác làm tổn hại tới lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu tổ chức tín dụng.
4. Bảo đảm lưu trữ hồ sơ của tổ chức tín dụng để cung cấp được các số liệu phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành, kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước.
5. Am hiểu về các loại rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
6. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho tổ chức tín dụng về quyền lợi của mình tại tổ chức khác, giao dịch với tổ chức, cá nhân khác có thể gây xung đột với lợi ích của tổ chức tín dụng và chỉ được tham gia vào giao dịch đó khi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên chấp thuận.
7. Không được tạo điều kiện để bản thân hoặc người có liên quan của mình vay vốn, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác của tổ chức tín dụng với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của tổ chức tín dụng.
8. Không được tăng lương, thù lao hoặc yêu cầu trả thưởng khi tổ chức tín dụng bị lỗ.
9. Các nghĩa vụ khác do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định”
Người quản lý tổ chức tín dụng bao gồm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng. Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng. Những chủ thể này nắm quyền điều hành, quản lý là cơ sở để vận hành tổ chức tín dụng trong quá trình hoạt động, đem lại lợi ích chung cho tổ chức. Để thực hiện chức năng đó pháp luật đã trao cho họ quyền và nghĩa vụ nhất định, cụ thể:
-Thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng. Người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng thực hiện những chức năng riêng biệt, và có sự khác nhau về quyền và nghĩa vụ đối với mỗi loại hình tổ chức tín dụng. Bởi mỗi loại hình tổ chức tín dụng có những đặc trưng riêng nên quy định của pháp luật có quy định riêng sao cho phù hợp với từng loại hình tổ chức, do đó, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nắm giữ chức vụ trong mỗi tổ chức không giống nhau. Bên cạnh đó, Điều lệ công ty là luật lệ chung của riêng các tổ chức tín dụng. Mặc dù được xây dựng trên nguyên tắc chung của pháp luật, nhưng nội dung cụ thể của Điều lệ vẫn có sự khác nhau. Vậy nê, người điều hành, người quản lý có phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đúng, đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật và nội dung Điều lệ công ty đã quy định.
-Thực hiện quyền, nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, vì lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu tổ chức tín dụng. Người quản lý, người điều hành thực hiện công việc vì lợi ích chung của tổ chức tín dụng. Mọi hoạt động của tổ chức được vận hành, thực hiện dựa trên ý chí, quyết định của người quản lý và điều hành. Vì vậy, để đảm bảo cho một tổ chức tín dụng hoạt động, kinh doanh ổn định, an toàn, phát triển, đem lại lợi nhuận đồng thời bảo vệ lợi ích cho khách hàng, thì đòi hỏi người điều hành, quản lý phải thực hiện nghĩa vụ và quyền một cách trung thực, cẩn trọng, vì lợi ích chung. Đây là nguyên tắc chính trong việc vận hành hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
-Trung thành với tổ chức tín dụng; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của tổ chức tín dụng, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của tổ chức tín dụng để thu lợi cá nhân hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác làm tổn hại tới lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu tổ chức tín dụng. Thực chất, quy định này là chính là quy định về việc thực hiện nghĩa vụ, quyền một cách trung thực và vì lợi ích chung của tổ chức tín dụng. Lợi ích chung được xác định dựa trên lợi ích của toàn thể cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chứ không riêng gì một nhóm người nào, hay chỉ bảo vệ lợi ích của các cổ đông, chủ sở hữu. Để đảm bảo lợi ích chung cho tổ chức, phát triển công việc kinh doanh, nâng cao uy tín của tổ chức trên thị trường, đòi hỏi người điều hành, người quản lý phải trung thực. Trung thực trong quá trình điều hành, quản lý tổ chức thể hiện ở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ minh bạch, công khai, không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của tổ chức tín dụng, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của tổ chức để thu lợi cá nhân.
-Bảo đảm lưu trữ hồ sơ của tổ chức tín dụng để cung cấp được các số liệu phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành, kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước. Lưu trữ hồ sơ là khâu quan trọng trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Hồ sơ có thể liên quan đến cơ cấu tổ chức, khách hàng, doanh thu, lãi, lỗ, phương án kinh doanh….Việc lưu trữ hồ sơ không đồng nghĩa với việc người điều hành, người quản lý phải tự mình thực hiện, họ có thể bàn giao công việc cho cấp dưới. Nhưng phải đảm bảo giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện công việc đó. Hồ sơ, tài liệu không chỉ liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin, kinh doanh của tổ chức mà công phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành, kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức, cũng như hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra hồ sơ của NHNN
-Am hiểu về các loại rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của các tổ chức tín dụng, đem lại nguồn thu chủ yếu cho hệ thống tín dụng, tuy nhiên cùng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng cho vay. Rủi ro trong hoạt động khiến cho tổ chức tín dụng kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản. Mà hoạt động ngân hàng là hoạt động nhạy cảm, chỉ cần một tổ chức tín dụng phá sản có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, gây bất ổn với thị trường tài chính-tiền tệ. Trong khi đó, nguyên nhân dẫn đến rủi ro không chỉ có một, mà nó xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau như môi trường, từ chính tổ chức tín dụng, từ phái khách hàng…Chính vì vậy, người điều hành, người quản lý tổ chức tín dụng phải là người am hiểu về các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng, để từ đó có các phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
-Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho tổ chức tín dụng về quyền lợi của mình tại tổ chức khác, giao dịch với tổ chức, cá nhân khác có thể gây xung đột với lợi ích của tổ chức tín dụng và chỉ được tham gia vào giao dịch đó khi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên chấp thuận. Người quản lý, người điều hành thực hiện công việc, tham gia vào mọi giao dịch vì lợi ích chung của tổ chức tín dụng. Có thể nói họ nhân danh tổ chức tín dụng tham gia, thực hiện các giao dịch với các tổ chức, cá nhân khác đem lại lợi ích chung cho tổ chức tín dụng. Vì vậy, họ có nghĩa vụ thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho tổ chức tín dụng về quyền lợi của mình tại tổ chức khác. Các giao dịch tham gia vì lợi ích của tổ chức tín dụng phải có sự chấp thuận của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
-Không được tạo điều kiện để bản thân hoặc người có liên quan của mình vay vốn, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác của tổ chức tín dụng với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của tổ chức tín dụng. Công bằng, trung thực, không lạm dụng chức quyền là tôn chỉ trong mọi hoạt động, không chỉ riêng hoạt động tín dụng. Mỗi tổ chức có những phương án kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho khách hàng riêng. Theo đó, trong cùng một trường hợp các khách hàng có quyền và nghĩa vụ như nhau. Do đó, việc người quản lý, người điều hành lợi dụng chức vụ nhằm tạo điều kiện để bản thân hoặc người có liên quan của mình vay vốn, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác của tổ chức tín dụng với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của tổ chức tín dụng, là hành vi vi phạm nguyên tắc chung trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
-Không được tăng lương, thù lao hoặc yêu cầu trả thưởng khi tổ chức tín dụng bị lỗ. Người điều hành, người quản lý là chủ thể trực tiếp vận hành quá trình kinh doanh, hoạt động của tổ chức tín dụng. Vì vậy, khi tổ chức tín dụng kinh doanh thua lỗ phần nào do lỗi của người điều hành, người quản lý tổ chức tín dụng. Việc tăng lương, thù lao, trả thưởng chỉ áp dụng khi cá nhân, hoặc một nhóm các cá nhân trong tổ chức tín dụng có công trong việc đóng góp vào lợi nhuận, sự phát triển của tổ chức. Do đó, khi kinh doanh thua lỗ, thì đương nhiên người quản lý, điều hành sẽ không được tăng lương, thù lao hoặc trả thưởng.
-Các nghĩa vụ khác do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh