2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trưởng Ban kiểm soát là người đứng đầu của Ban kiểm soát, có vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý các hoạt động của Ban kiểm soát. Theo đó, quyền và nghĩa Trưởng Ban kiểm soát được xác định theo Điều 46 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017, cụ thể:
“Điều 46. Quyền, nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát
1. Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát quy định tại Điều 45 của Luật này.
2. Chuẩn bị chương trình họp của Ban kiểm soát trên cơ sở ý kiến đề xuất của thành viên Ban kiểm soát liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Ban kiểm soát.
3. Thay mặt Ban kiểm soát ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát.
4. Thay mặt Ban kiểm soát triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường quy định tại Điều 45 của Luật này hoặc đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên họp bất thường.
5. Tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, phát biểu ý kiến nhưng không được biểu quyết.
6. Yêu cầu ghi lại ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên nếu ý kiến của mình khác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu, thành viên góp vốn.
7. Chuẩn bị kế hoạch làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm soát.
8. Bảo đảm các thành viên Ban kiểm soát nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và có đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Ban kiểm soát phải xem xét.
9. Giám sát, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát.
10. Ủy quyền cho một thành viên khác của Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của mình trong thời gian vắng mặt.
11. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng”
Trưởng Ban kiểm soát là thành viên của Ban kiểm soát, vì vậy, ngoài việc đáp ứng các điều kiện của pháp luật để trở thành thành viên Ban kiểm soát thì Trưởng Ban kiểm soát còn phải đáp ứng thêm các điều kiện khác. Trưởng Ban kiểm soát phải là người có năng lực, điều kiện, tố chất để thực hiện công việc. Theo đó, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của Trưởng Ban kiểm soát trong tổ chức tín dụng như sau:
-Tổ chức triển khai nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát. Ban kiểm soát có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức. Theo đó, Trưởng Ban kiểm soát có nghĩa vụ điều hành, phân công, quản lý việc thực thi các công việc đó của các thành viên trong Ban.
-Chuẩn bị chương trình họp của Ban kiểm soát trên cơ sở ý kiến đề xuất của thành viên Ban kiểm soát liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Ban kiểm soát. Các cuộc họp, quyền triệu tập cuộc họp Ban kiểm soát thuộc thẩm quyền của người có quyền cao nhất trong Ban kiểm soát chính là Trưởng ban. Để cuộc họp được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời Trưởng Ban kiểm soát với tư cách là người có quyền lực cao nhất trong Ban, có nghĩa vụ đứng ra triệu tập, chủ tọa cuộc họp Ban kiểm soát.
-Thay mặt Ban kiểm soát ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát. Ban kiểm soát có tối thiểu là 03 thành viên, việc thực hiện các công việc được các thành viên tiến hành. Tuy nhiên, để đảm bảo tính phù hợp, đúng đắn, đem lại hiệu quả trong quá trình hoạt động, thì các công việc phải được thực hiện thông quan Trưởng Ban kiểm soát. Theo đó, Trưởng Ban kiểm soát có quyền ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát.
-Theo quy định chung, Ban kiểm soát có quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường trong trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định vi phạm nghiêm trọng quy định của LTCTD hoặc vượt quá thẩm quyền được giao và trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng. Như vậy, Trưởng Ban kiểm soát là người được thay mặt Ban kiểm soát triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường khi xảy ra trường hợp trên. Bên cạnh đó, pháp luật trao cho Ban kiểm soát được quyền đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên họp bất thường khi cần thiết, theo đó, Trưởng Ban kiểm soát là người điều hành, quản lý các thành viên còn lại được là người đại diện cho Ban kiểm soát đưa ra yêu cầu.
-Tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, phát biểu ý kiến nhưng không được biểu quyết. Ban kiểm soát có chức năng như: thẩm định báo cáo tài chính; kiểm tra sổ kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức tín dụng; giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng trong việc quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên họp bất thường hoặc đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường; triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường…Khi thực hiện những nhiệm vụ đó, Ban kiểm soát phải tổng kết thông tin đã thu thập, đánh giá, phân tích và phát biểu ý kiến tại các cuộc họp, nhằm nêu ra những hạn chế, thiếu sót để khắc phục. Việc đó được thực hiện thông qua Trưởng Ban kiểm soát.
-Yêu cầu ghi lại ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên nếu ý kiến của mình khác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu, thành viên góp vốn. Việc ghi lại ý kiến khi có sự đối lập với ý kiến của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên nhằm phân tích, đánh giá những mâu thuẫn trong các phương án. Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu tổ chức là những người có quyền quản lý tổ chức sẽ tiến hành xem xét sự trái chiều đó và lựa chọn áp dụng một trong hai.
-Chuẩn bị kế hoạch làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm soát. Bất kỳ một tổ chức hay nhóm người nào cũng cần có một người đứng đầu để phân công, lên kế hoạch thực hiện công việc cho các thành viên khác. Việc Trưởng Ban kiểm soát lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhằm đảm bảo công việc được hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng theo yêu cầu, tránh việc xảy ra tranh chấp giữa quyền hạn giữa các thành viên.
-Bảo đảm các thành viên Ban kiểm soát nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và có đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Ban kiểm soát phải xem xét. Công việc kiểm soát được thực hiện dựa trên những thông tin, dữ liệu mà các phòng ban khác trong tổ chức tín dụng cung cấp. Nhiệm vụ chính của Ban kiểm soát là giám sát, phân tích, đánh giá dựa trên các dữ liệu, thông tin có sẵn. Do đó, việc tiếp cận, cung cấp thông tin có vai trò quan trọng để các thành viên Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của mình. Theo đó, Trưởng Ban kiểm soát khi phân công, giao nhiệm vụ cho các thành viên phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan để các thành viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
-Giám sát, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát. Trên cơ sở phân công nhiệm vụ cho các thành viên, Trưởng Ban kiểm soát phải giám sát, chỉ đạo việc thực hiện công việc của các thành viên, đảm bảo các thành viên hoàn thành công việc đã phân công.
-Ủy quyền cho một thành viên khác của Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của mình trong thời gian vắng mặt. Nhiệm vụ của Trưởng Ban kiểm soát có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạt động của Ban kiểm soát. Do đó, trong trường hợp vắng mặt, để đảm bảo công việc không bị trì trệ, Trưởng Ban kiểm soát phải ủy quyền cho thành viên khác thực hiện công việc của mình.
-Bên cạnh những nhiệm vụ cơ bản theo quy định của pháp luật, Trưởng Ban kiểm soát còn có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh