2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Theo đó, quyết định kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 147 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về quyết định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng như sau:
“Điều 147. Quyết định kiểm soát đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt.
2. Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Lý do kiểm soát đặc biệt;
c) Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban kiểm soát đặc biệt;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt
3. Quyết định kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện.
4. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng”
Khi tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, khả năng chi trả, NHNN có trách nhiệm áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng đó. Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt. Pháp luật quy định về quyết định kiểm soát đặc biệt như sau:
- Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt bao gồm các nội dung sau đây:
1. Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Chỉ những tổ chức bị mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán mới cần áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt. Do đó, khi quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt cần thiết phải nêu rõ tên của tổ chức tín dụng đó, tránh việc nhầm lẫn không đáng có.
2. Lý do kiểm soát đặc biệt. Tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt bởi nhiều lý do khác nhau: Có nguy cơ mất khả năng chi trả; Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán; Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định pháp luật trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục. Do đó, khi quyết định kiểm soát đặc biệt, NHNN cần ghi nhận rõ lý do áp dụng kiểm soát đặc biệt.
3. Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban kiểm soát đặc biệt. Ban kiểm soát đặc biệt do NHNN quyết định thành lập. Ban kiểm soát đặc biệt bao gồm các thành viên Ban kiểm soát là chủ thể trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Để các thành viên Ban kiểm soát thuận lợi trong quá trình thực hiện công việc, NHNN cần ghi rõ đầy đủ họ tên và nhiệm vụ cụ thể của Ban kiểm soát. Tránh trường hợp thực hiện nhiệm vụ vượt quá thẩm quyền.
4. Thời hạn kiểm soát đặc biệt. Thời hạn kiểm soát đặc biệt là khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu áp dụng kiểm soát đặc biệt đến khi kết thúc. NHNN quy định rõ thời hạn kiểm soát đặc biệt đảm bảo đủ để khôi phục tình hình hoạt động ổn định của tổ chức tín dụng.
-Quyết định kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện. Thông báo về kiểm soát đặc biệt bao gồm một hoặc một số nội dung sau đây: Quyết định kiểm soát đặc biệt; Thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt; Gia hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt; Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án cơ cấu lại; Nội dung khác. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể phạm vi, nội dung, đối tượng nhận thông báo về kiểm soát đặc biệt và thời điểm thông báo về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định pháp luật. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định cụ thể phạm vi, nội dung, đối tượng nhận thông báo về kiểm soát đặc biệt và thời điểm thông báo về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật.
-Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được công bố bao gồm một hoặc một số thông tin sau đây: Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt; Thông tin khác. NHNN công bố thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng thông qua một hoặc một số hình thức sau đây: Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước; Đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (nếu có); Đăng trên báo Trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính ít nhất 03 số liên tiếp; Họp báo; Công bố tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Đại hội thành viên của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể phạm vi, nội dung, hình thức công bố thông tin kiểm soát đặc biệt và thời điểm công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định cụ thể phạm vi, nội dung, hình thức công bố thông tin kiểm soát đặc biệt và thời điểm công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh