2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 25 Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019 quy định về số tiền bảo hiểm được trả như sau:
“Điều 25. Số tiền bảo hiểm được trả
1. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định tại Điều 24 của Luật này.
2. Số tiền bảo hiểm được trả trong trường hợp nhiều người sở hữu chung tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi được quy định như sau:
a) Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người quy định tại Điều 24 của Luật này. Số tiền bảo hiểm được trả sẽ được chia theo thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu; trường hợp giữa các đồng chủ sở hữu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu có khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì tổng số tiền bảo hiểm được trả cho một đồng chủ sở hữu không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm.
3. Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó”
Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Khi đó, căn cứ vào hạn mức trả tiền bảo hiểm mà pháp luật quy định, tổ chức bảo hiểm tiến hành chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Theo đó, việc chi trả số tiền bảo hiểm được xác định như sau:
-Về cách xác định tiền bảo hiểm phải chi trả. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi. Tổ chức bảo hiểm phải chi trả cho người được bảo hiểm toàn bộ sổ tiền gửi của người đó tại tổ chức tham gia bảo hiểm bao gồm cả tiền lãi trên số tiền gốc, tuy nhiên mức chi trả tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy định pháp luật. Việc chi trả toàn bộ tiền gửi và lãi cho người được bảo hiểm mà không có hạn mức tối đa sẽ dẫn đến việc vượt quá khả năng chi trả của tổ chức bảo hiểm. Bảo hiểm tiền gửi được quy định nhằm mục đích khắc phục phần nào thiệt hại xảy ra cho cá nhân gửi tiền tại tổ chức tín dụng, trong trường hợp tổ chức đó bị rơi vào tình trạng phá sản, mất khả năng chi trả. Vì vậy, dựa theo hạn mức chi trả tiền bảo hiểm mà pháp luật quy định, tổ chức bảo hiểm chi trả cho người được bảo hiểm tối đa bằng với hạn mức đó. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng.
-Về việc chi trả cho khoản tiền gửi thuộc sở hữu chung. Tiền gửi cá nhân tại tổ chức tín dụng có thể là tài sản chung của hai người trở lên, khi đó số tiền bảo hiểm được trả trong trường hợp nhiều người sở hữu chung tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi được quy định như sau:
1. Cũng như việc chi trả tiền bảo hiểm thông thường, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người, tức tối đa là 75 triệu đồng. Dựa trên nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các chủ thể, số tiền bảo hiểm được trả sẽ được chia theo thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu. Trong trường hợp giữa các đồng chủ sở hữu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được việc phân chia tiền bảo hiểm thì giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu có khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì tổng số tiền bảo hiểm được trả cho một đồng chủ sở hữu không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm. Tức, tổng số tiền bảo hiểm mà một đồng chủ sở hữu nhận được tối đa bằng 75 triệu. Dựa trên việc phân chia tiền bảo hiểm mà đồng chủ sở hữu đó được nhận trong khoản tiền bảo hiểm chung, để xác định số tiền mà người đó được hưởng đối với khoản tiền gửi riêng của mình. VD: A và B là đồng chủ sở hữu của một khoản tiền gửi tại ngân hàng C, trong đó B cũng có một khoản tiền gửi riêng khác tại ngân hàng C. Khi ngân hàng C bị phá sản, số tiền bảo hiểm mà tổ chức bảo hiểm chi trả cho khoản tiền gửi của A và B là 60 triệu. A và B thỏa thuận chia đôi số tiền bảo hiểm nhận được. Trong khi đó, hạn mức trả tiền bảo hiểm tối đa theo quy định pháp luật là 75 triệu, như vậy, số tiền bảo hiểm mà B nhận được đối với khoản tiền gửi riêng của mình tối đa là 45 triệu (75 triệu – 30 triệu).
-Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó. Dựa trên việc xác định số tiền bảo hiểm mà chủ thể được nhận trừ đi dư nợ của chính người đó tại tổ chức tín dụng. Trường hợp số tiền bảo hiểm được nhận lớn hơn dư nợ của người đó tại tổ chức tín dụng, thì số tiền bảo hiểm thực nhận là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi khoản tiền nợ đó.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh