2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp tác xã là một trong những hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng. Cũng như những loại hình tổ chức khác, việc thành lập tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật. Cụ thể, Điều 74 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về việc thành lập tổ chức tín dụng là hợp tác xã như sau:
“Điều 74. Thành lập tổ chức tín dụng là hợp tác xã
1. Thành viên của ngân hàng hợp tác xã bao gồm tất cả các quỹ tín dụng nhân dân và các pháp nhân góp vốn khác.
2. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân góp vốn khác”
Hợp tác xã có thể hiểu là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Hợp tác xã được thành lập và hoạt động song song với các loại hình doanh nghiệp khác. Trong hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng có thể được thành lập dưới hình thức là hợp tác xã. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã gồm ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó, việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng hợp tác xã được tiến hành như sau:
-Đối với ngân hàng hợp tác xã. Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của LTCTD nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân. Mục đích của ngân hàng hợp tác xã là liên kết các quỹ tín dụng nhân dân, điều hòa, ổn định hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân, đảm bảo cho hoạt động được diễn ra ổn định, an toàn, ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, thành viên của ngân hàng hợp tác xã bao gồm tất cả các quỹ tín dụng nhân dân và các pháp nhân góp vốn khác.
-Đối với quỹ tín dụng nhân dân. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của LTCTD và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân góp vốn khác. Quỹ tín dụng nhân được thành lập khi có đầy đủ các điều kiện sau:
1.Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép. Vốn điều lệ là tổng số vốn góp của các thành viên hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định. Vốn điều lệ phải là vốn góp của các thành viên trên thực tế, không bị giới hạn số lượng vốn góp tối đa, nhưng tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định. Hoạt động ngân hàng là hoạt động nhạy cảm, việc kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn tiền của chủ thể khác. Chính vì vậy, các tổ chức tín dụng khi thành lập phải đảm bảo mức vốn góp tối thiểu, tức vốn pháp định nhằm bảo vệ lợi ích cho các khách hàng. Vốn điều lệ phải được góp đủ vào thời điểm đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
2.Có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng quy định của pháp luật và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân. Thành viên góp vốn phải đảm bảo có đủ năng lực góp vốn, không phải là vốn đi vay.
3.Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
4.Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và văn bản pháp luật liên quan. Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và quyền lực nhằm duy trì các hoạt động của tổ chức tín dụng. Dựa vào cơ cấu tổ chức mà tổ chức tín dụng phân chia công việc, nhiệm vụ cho các phòng ban, bộ phận, chủ thể trong công ty. Cơ cấu tổ chức có sự khác nhau giữa các loại hình tổ chức của tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, một cơ cấu tổ chức hợp pháp phải được sắp xếp, tổ chức theo đúng quy định pháp luật.
5.Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều lệ được xem như là bản hiến pháp của tổ chức tín dụng, ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong tổ chức tín dụng. Điều lệ phải được xây dựng phù hợp với quy định pháp luật đảm bảo cho hoạt động ổn định, an toàn của tổ chức.
6.Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động. Đề án, phương án hoạt động là là một chuỗi các hoạt động có liên kết với nhau, được giao cho từng chủ thể khác nhau trong tổ chức tín dụng cùng thực hiện, nhằm đạt được kết quả đề ra trong một thời hạn nhất định. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thành lập cũng không thể thiếu được đề án, phương án kinh doanh. Đây là định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp. Chỉ khi có phương án kinh doanh khả thi thì tổ chức tín dụng mới đảm bảo đứng vững trên thị trường, không gây thiệt hại cho những chủ thể khác.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh