2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng trong việc xem xét quyết định cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho các cá nhân, tổ chức dự kiến thành lập tổ chức tín dụng pháp luật đã quy định về thời hạn cấp Giấy phép. Theo đó, Ngân hàng nhà nước phải đảm bảo thời hạn cấp Giấy phép theo đúng quy định. Cụ thể, Điều 22 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định như sau:
“Điều 22. Thời hạn cấp Giấy phép
1. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị cấp phép.
2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
3. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”
Giấy phép là căn cứ pháp lý để chứng minh một doanh nghiệp có đã được pháp luật công nhận và cho phép hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký. Để được thành lập và hoạt động thì các tổ chức phải được cấp Giấy giấy phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, Giấy phép bao gồm giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng. Để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, các chủ thể phải lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và nộp cho Ngân hàng Nhà nước. Trong thời hạn nhất định, NHNN xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của chủ thể dự kiến thành lập tổ chức tín dụng và quyết định đồng ý cấp Giấy phép hoặc không. Thời hạn cấp giấy phép là khoảng thời gian do pháp luật quy định, trong quãng thời hạn này Ngân hàng Nhà nước có nghĩa vụ xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho các chủ thể nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép hoặc không. Căn cứ vào quy định trên, thời hạn cấp Giấy phép được xác định như sau:
-Một là, thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
(1) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị yêu cầu bổ sung hồ sơ.
(2) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận.
(3) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định và gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.
-Hai là, thời hạn cấp Giấy phép thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài:
(1) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng yêu cầu bổ sung hồ sơ.
(2) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản trả lời tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh