Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Phó giám đốc (Giám đốc), kế toán trường, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:51 (GMT+7)

Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm...

1.Căn cứ pháp lý

Quy định của pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn của Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương, được thể hiện tại khoản 5 Điều 50 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017, cụ thể:

Điều 50. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng
5. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật này; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
b) Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;
c) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm”

2.Nội dung

Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương là người thực hiện công việc quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh, nội bộ, tài chính tổ chức tín dụng. Là những người có chức năng, quyền hạn dưới Tổng giám đốc (Giám đốc), và Ban kiểm soát. Họ thực hiện công việc theo yêu cầu, phân công của cấp trên có thẩm quyền, hoặc trụ sở  chính, công ty mẹ. Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện đối với những cá nhân đảm nhiệm chức vụ này bao gồm:
- Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương không thuộc đối tượng không được đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. LTCTD quy định các trường hợp một chủ thể không được đảm  nhiệm chức vụ Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con. Họ là những người không đủ điều kiện về năng lực chủ thể, không đảm bảo năng lực, trình độ, tính minh bạch khi đảm nhiệm chức vụ….Cụ thể:
1. Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
2. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án;
3. Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;
4. Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xoá án tích;
5. Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;
6. Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;
7. Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
-Đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) tổ chức tín dụng không thuộc đối tượng pháp luật cấm đảm nhiệm chức vụ, cụ thể: 
1. Các trường hợp cấm đảm nhiệm chức vụ Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con: Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên; Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xoá án tích; Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng; Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng.
2. Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
3. Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng.
4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó.
5. Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 37 của Luật này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép.
-Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên. Bằng đại học là căn cứ chứng minh năng lực của chủ thể khi thực hiện một công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con là người thực hiện các chiến lược, phương án kinh doanh, rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật của tổ chức tín dụng, điều đó ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, tài chính, nguồn tiền của tổ chức. Vì những lẽ đó mà pháp luật yêu cầu người giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con phải là người có trình độ chuyên môn cao, năng lực để vận hành, quản lý tổ chức. Bên cạnh đó, họ còn phải có kinh nghiệm thực tiễn, là cơ sở để xác minh năng lực, trình độ của họ trên thực tế. Theo đó, pháp luật bắt buộc họ phải có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm.
-Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. Công việc của Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con diễn ra thường xuyên, liên tục, vì thế, người giữ chức vụ này phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư