2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc tổ chức, tham gia hệ thống thanh toán có vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Điều 102 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về tổ chức, tham gia hệ thống thanh toán như sau:
“Điều 102. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán
1. Ngân hàng thương mại được tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.
2. Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận”
Hệ thống thanh toán là hệ thống bao gồm các phương tiện thanh toán, các quy định, quy trình, thủ tục, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức vận hành và các thành viên tham gia để xử lý, bù trừ, quyết toán các giao dịch thanh toán phát sinh giữa các thành viên tham gia. Theo đó, pháp luật quy định về việc tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán như sau:
1. Tổ chức thanh toán nội bộ. Các ngân hàng thương mại phải tổ chức thanh toán nội bộ, để các khách hàng có thể thuận tiện trong việc chuyển giao tiền mà không cần dùng đến tiền mặt. Việc tổ chức thanh toán nội bộ được thực hiện theo chiến lược. kế hoạch của từng ngân hàng.
2. Tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia. Tình hình hoạt động chung của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, bao gồm thông tin về thời gian hoạt động, tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch thanh toán của từng dịch vụ được cung ứng (dịch vụ thanh toán giá trị cao, dịch vụ thanh toán giá trị thấp, dịch vụ thanh toán ngoại tệ, dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống thanh toán khác). Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia. Những thay đổi trong hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.
3. Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế. Điều đó, giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng, giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, đồng thời tạo nên sức cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Giúp mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác…Cũng nhờ hệ thống thanh toán quốc tế mà tình thanh khoản của ngân hàng tăng, bằng cách thu hút tạm thời được nguồn vốn ngoại tệ nhàn rỗi của các doanh nghiệp dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán. Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, kịp thời đã góp phần hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động của ngân hàng đó. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác được nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, việc tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại cần có sự đồng ý của NHNN.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh