2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ban kiểm kiểm soát của ngân hàng hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân được tổ chức và hoạt động dựa trên những nguyên tắc chung mà pháp luật quy định. Cụ thể, Điều 83 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát như sau:
“Điều 83. Tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát có không ít hơn 03 thành viên, trong đó ít nhất phải có 01 kiểm soát viên chuyên trách. Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện đối với quỹ tín dụng nhân dân được bầu 01 kiểm soát viên chuyên trách.
2. Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát do Đại hội thành viên bầu trực tiếp.
3. Thành viên Ban kiểm soát phải là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của thành viên pháp nhân. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trường, Thủ quỹ, nhân viên nghiệp vụ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Thủ quỹ.
4. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị”
Ban kiểm soát của một công ty là bộ phận có nhiệm vụ giúp các thành viên kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty. Ban kiểm soát có vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng. Các doanh nghiệp, tổ chức có thể tổ chức, vận hành Ban kiểm soát phù hợp với nhu cầu và quy mô của mình. Tuy nhiên, cũng như các cơ quan, bộ phận khác trong tổ chức, việc tổ chức Ban kiểm soát của các doanh nghiệp phải tuân thủ theo nguyên tắc chung mà pháp luật quy định. Những quy định đó là nền tảng, định hướng cho mọi hoạt động của Ban kiểm soát trong tổ chức. Trong đó, đối với các tổ chức tín dụng, Ban kiểm soát được thành lập phải đảm bảo các yếu tố sau:
-Về số lượng thành viên: Thành viên Ban kiểm soát phải là những cá nhân có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, bên cạnh đó, tổ chức tín dụng phải đảm bảo số lượng thành viên tối thiểu của Ban kiểm soát. Theo đó, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng có ít nhất 03 thành viên, số lượng cụ thể do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định. Như vậy, số lượng thành viên tối thiểu là 03 người, pháp luật không quy định số lượng thành viên tối đa. Do đó, tùy thuộc vào quy mô nhu cầu mà các tổ chức tín dụng có thể có nhiều hoặc ít số lượng thành viên Ban kiểm soát, và phải ghi nhận cụ thể trong Điều lệ công ty. Trong đó ít nhất phải có 01 kiểm soát viên chuyên trách, tức những thành viên đó có chức danh cụ thể, rõ ràng và chịu trách nhiệm với công việc của mình, họ không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác. Khác với thành viên không chuyên trách là người có thể kiêm nhiều vai trò, chức vụ trong cơ quan mà không chỉ tập trung vào riêng công việc của Ban kiểm soát. Trường hợp số thành viên Ban kiểm soát không đủ hai phần ba tổng số thành viên của nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên, tổ chức tín dụng phải bổ sung đủ số lượng thành viên Ban kiểm soát.Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện đối với quỹ tín dụng nhân dân được bầu 01 kiểm soát viên chuyên trách.
-Về thẩm quyền bầu thành viên: Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát do Đại hội thành viên bầu trực tiếp. Đại hội thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng hợp tác xã. Thành viên Ban kiểm soát là người thực hiện công việc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, quá trình thực hiện công việc của họ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các thành viên góp vốn. Vì vậy, với tư các là chủ sở hữu, Đại hội thành viên được quyền bầu chọn người phục phụ cho lợi ích của mình.
-Về tiêu chuẩn của thành viên. Thành viên Ban kiểm soát phải là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của thành viên pháp nhân. Thành viên Ban kiểm soát được lựa chọn từ các thành viên góp vốn là cá nhân, và đại diện thành viên góp vốn là pháp nhân của quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trường, Thủ quỹ, nhân viên nghiệp vụ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Thủ quỹ. Thành viên Ban kiểm soát người thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định của các cơ quan, chủ thể khác trong tổ chức tín dụng. Trong khi đó, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trường, Thủ quỹ, nhân viên nghiệp vụ của ngân hàng hợp tác xã là chủ thể quản lý, điều hành tổ chức, thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân danh chủ sở hữu, chấp hành các quy định của tổ chức, thực hiện quản lý tài chính, kiểm toán nội bộ, những hoạt động của các chủ thể trên chịu sự kiểm tra giám sát của Ban kiểm soát. Nếu đồng thời thành viên Ban kiểm soát Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trường, Thủ quỹ, nhân viên nghiệp vụ của ngân hàng hợp tác xã hoặc là người có liên quan với các chủ thể đó thì không tránh khỏi trường hợp lợi dụng chức vụ để vụ lợi cho cá nhân hoặc một nhóm chủ thể nhất định gây phương hại đến lợi ích chung của tổ chức. Ban kiểm soát là cơ quan đảm bảo cho hoạt động ổn định, an toàn của tổ chức. Để thực hiện việc đó đòi hỏi người thực thi phải không bị lợi ích khác chi phối, công khai, minh bạch, khách quan. Do đó, thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trường, Thủ quỹ, nhân viên nghiệp vụ của ngân hàng hợp tác xã và không phải là người có liên quan của các chủ đó. Bên cạnh đó, các thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng từ 03 (ba) năm trở lên;
2. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng.
3. Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm và không được đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác.
-Về trách nhiệm. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
-Về nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Tức nhiệm kỳ của Ban kiểm soát tối thiểu là 02 và không được quá 05 năm. Nhiệm kỳ cụ thể do Đại hội thành viên quyết định và ghi trong Điều lệ của tổ chức.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh