2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tổng giám đốc (Giám đốc) là người thực hiện chức năng quản lý, điều hành của quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng hợp tác xã. Giữ vai trò quan trọng, nên chủ thể đảm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định:
“Điều 85. Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân
Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân. Tổng giám đốc (Giám đốc) là người điều hành cao nhất, có nhiệm vụ điều hành các công việc hằng ngày của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân”
Tổng giám đốc (Giám đốc) là chức danh không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Họ thực hiện chức năng quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp. Tổng giám đốc (Giám đốc) là người quyết định các hoạt động kinh doanh, cố vấn chiến lược, xây dựng và quản lý cơ cấu tổ chức, xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác với đối tác cũng như khách hàng….Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, đòi hỏi chủ thể đảm nhiệm chức vụ này phải là người có trình độ, năng lực và đáp ứng các yêu cầu mà pháp luật quy định. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp cũng như lĩnh vực hoạt động, mà pháp luật có những quy định riêng về yêu cầu đối với cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc). Đối với quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng hợp tác xã, pháp luật điều chỉnh các vấn đề sau:
-Về thẩm quyền bổ nhiệm: Cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cá nhân đảm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồng quản trị là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của thành viên pháp nhân. Như vậy, Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu quyết định các vấn đề trong thẩm quyền của mình, trong đó có quyền bổ nhiệm hoặc thuê Tổng giám đốc (Giám đốc). Bổ nhiệm là việc mang tính chất quyền lực, theo đó các chủ sở hữu giao cho một cá nhân giữ chức vụ nhất định trong tổ chức tín dụng. Vậy nên, người được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc (Giám đốc) thành viên của Hội đồng quản trị. Tổ chức tín dụng có thể bổ nhiệm thành viên của mình đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc thuê một cá nhân khác đảm nhiệm chức vụ này, nếu xét thấy người đó có đủ khả năng, trình độ chuyên môn để hoàn thành công việc.
-Về thẩm quyền. Như đã phân tích ở trên, trong quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã Tổng giám đốc (Giám đốc) là người điều hành cao nhất, có nhiệm vụ điều hành các công việc hằng ngày. Cụ thể, Tổng giám đốc (Giám đốc) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Thực hiện kế hoạch kinh doanh; Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Kiến nghị với Hội đồng quản trị về phương án bố trí cơ cấu tổ chức ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân; Ký kết các hợp đồng nhân danh ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân; Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng quản trị; Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao; Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
-Về các trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ. Pháp luật quy định cá nhân trong những trường hợp sau đây không được đảm nhiệm chức vụ là Tổng giám đốc (Giám đốc) của quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã:
1. Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
2. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án;
3. Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;
4. Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xoá án tích;
5. Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;
6. Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;
7. Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
8. Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;
9. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;
10. Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định LTCTD hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;
11. Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên không được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng tổ chức tín dụng.
-Ngoài ra pháp luật còn quy định một số trường hợp không được cùng đảm nhiệm chức vụ quy định tại Điều 34 LTCTD năm 2010 sửa đổi năm 2017.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh