2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay, tội phạm rửa tiền và khủng bố ngày càng nhận được nhiều quan tâm của cộng đồng quốc tế. Hoạt động rửa tiền và tài tài trợ khủng bố đang diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ và đe dọa làm mất ổn định hệ thống tài chính, an ninh chính trị, an toàn xã hội, ngăn cản sự hưng thịnh của một quốc gia. Do đó, công tác phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong đó, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng có một phần trách nhiệm trong việc phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố. Đó là trách nhiệm bắt buộc theo quy định của pháp luật, cụ thể, Điều 11 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định như sau:
“Điều 11. Trách nhiệm phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:
1. Không được che giấu, thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp;
2. Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố;
3. Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố;
4. Hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố”
Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức nhằm chuyển đổi những khoản lợi nhuận, tài sản có được từ hành vi bất hợp pháp, tham nhũng sang những tài sản được coi là hợp pháp. Đó là hành vi hợp pháp hóa khoản tiền có được từ những hành vi bất hợp pháp, rửa tiền đã trở thành vấn nạn toàn cầu kéo lùi sự phát triển của một quốc gia. Trong hoạt động tín dụng, các cá nhân, tổ chức rửa tiền thông qua các hình thức như gian lận thẻ tín dụng bằng cách sử dụng công nghệ cao đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của người sử dụng, gian lận ngân hàng…Tài trợ khủng bố là hành vi của các cá nhân, tổ chức cung cấp, hỗ trợ tài chính cho các cá nhân khủng bố hoặc nhóm khủng bố. Tội phạm khủng bố luôn rình rập, đe dọa đến an ninh, chính trị của một quốc gia. Điểm chung của rửa tiền và tài trợ khủng bố là đều được thực hiện bằng hoạt động che đậy và gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia, hòa bình của thế giới. Trong đó, hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng trong việc phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố. Đây là trách nhiệm của mỗi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Pháp luật ghi nhận tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có các trách nhiệm sau:
-Một là, không được che giấu, thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. Rửa tiền là việc làm sạch tiền từ bất hợp pháp sang hợp pháp, do đó, nếu khoản tiền có bằng chứng rõ ràng về nguồn gốc bất hợp pháp thì các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mỗi tổ chức tín dụng đều có trách nhiệm trong việc thanh tra, giám sát, quản trị rủi ro đối với các khoản tiền của khách hàng. Nếu biết mà che dấu, cố tình thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến khoản tiền bất hợp pháp, thì bị xem là hành vi vi phạm và bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
-Hai là, xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố. Dựa trên các quy định chung của pháp luật, mỗi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng các quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố. Các quy định nội bộ là cơ sở để các phòng ban thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình. Phòng ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng.
-Ba là, thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố. Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trên thực tế là cơ sở để phòng ngừa, phát giác các hành vi này. Bên cạnh việc phát giác, xử lý các hành vi vi phạm, thì thực hiện các biện pháp trên thực tế đem lại hiệu quả cao trong công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng, chống tội phạm đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động. Ví dụ: DongA Bank thường xuyên xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố cho tất cả cán bộ nhân viên có liên quan đến giao dịch tiền tệ, tài sản khác theo chính sách đào tạo hiện hành của Ngân hàng; VPBank đã thiết lập cơ cấu tổ chức tuân thủ Phòng, chống rửa tiền/Tài trợ khủng bố trên cơ sở: Hoàn thiện cơ chế, chính sách với sự ra đời của Quy định về PCRT; Hướng dẫn chi tiết công tác báo cáo liên quan đến phòng, chống rửa tiền; Xây dựng Quy trình nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trong hệ thống VPBank; Hiện đại hóa công tác sàng lọc giao dịch, phát hiện, xử lý giao dịch đáng ngờ và công tác tra soát theo các danh sách liên quan đến cấm vận, trừng phạt; Thường xuyên cập nhật và ban hành các hướng dẫn, cảnh báo, cập nhật các danh sách liên quan đến cấm vận, trừng phạt phục vụ công tác tra soát theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế về phòng, chống rửa tiền; xây dựng đội ngũ chuyên trách về phòng, chống rửa tiền tại từng đơn vị kinh doanh…[1]
-Bốn là, hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố. Tích cực trong việc hợp tác với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là việc tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để cơ quan nhà nước tiến hành điều tra tình trạng hoạt động của nội bộ nhằm phát giác, xử lý hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố. Rửa tiền xuất phát từ hành vi tham ô, tham nhũng mà chủ yếu là những quan chức lãnh đạo cấp cao. Do đó, việc phối hợp với nhà nước tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác phòng, chống tội phạm tài chính.
Luật Hoàng Anh
[1]https://www.vpbank.com.vn/ve-chung-toi/kiem-soat-tuan-thu/vpbanks-anti-money-laundering-aml-policy, truy cập ngày 05/10/2021.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh