Trường hợp nào chấm dứt biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:00 (GMT+7)

Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác hoặc bị giải thể;

1.Căn cứ pháp lý

Điều 152 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 quy định về chấm dứt kiểm soát đặc biệt như sau:

Điều 145b. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;
2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác hoặc bị giải thể;
3. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt”

2.Nội dung

Chấm dứt kiểm soát đặc biệt là việc NHNN thôi áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, khả năng chi trả. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-Khắc phục được tình trạng không ổn định. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt. Nguyên nhân dẫn đến việc một tổ chức tín dụng được áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt bao gồm: Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục; Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khi đó, NHNN quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt nhằm khắc phục tình trạng trên, ổn định tình hình kinh doanh, hoạt động của tổ chức tín dụng. Sau thời gian được kiểm soát đặc biệt nếu tổ chức tín dụng thoát khỏi tình trạng trên thì kiểm soát đặc biệt kết thúc. Tuy nhiên, bên cạnh đó tổ chức tín dụng được xem là đã ổn định lại hoạt động, duy trì trạng thái bình thường khi đảm bảo, tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định pháp luật. 
-Sáp nhập, hợp nhất, giải thể. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác hoặc bị giải thể. Sáp nhập, hợp nhất là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp, giải thể là căn cứ làm chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng. Khi tổ chức tín dụng được tổ chức lại hoặc chấm dứt hoạt động thì đương nhiên biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng đó chấm dứt. Bởi biện pháp kiểm soát đặc biệt được áp dụng đối với tổ chức tín dụng cụ thể, khi sáp nhập, hợp nhất, giải thể thì tổ chức tín dụng đó không còn. Do đó, biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng cũng chấm dứt.
-Phá sản. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Phá sản là căn cứ chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng. Trong trường hợp dù đã áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt nhưng tổ chức tín dụng vẫn không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu, thì theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tín dụng đó bị tuyên bố phá sản.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư