2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Sự phát triển của khoa học-công nghệ, đã kéo theo sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế. Việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào hoạt động, không chỉ làm thúc đẩy doanh thu của các doanh nghiệp mà còn cung cấp cho người tiêu dùng những trải nghiệm tối ưu nhất. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng, là lĩnh vực mang tính chất nhạy cảm trong nền kinh tế. Vì vậy, khi đưa hệ thống công nghệ thông tin vào hoạt động, các tổ chức tín dụng phải tuân thủ quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động. Điều 133 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về yêu cầu đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử như sau:
“Điều 133. Yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm an toàn và bảo mật trong hoạt động ngân hàng điện tử theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước”
Trong bối cảnh phát triển của nền công nghệ 4.0, các ngân hàng điện tử ngày càng được ưa chuộng, nhờ tính năng thuận tiện, nhanh chóng. Theo đó, có thể hiểu ngân hàng điện tử là một hệ thống thanh toán điện tử cho phép khách hàng của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thực hiện một loạt các giao dịch tài chính thông qua mạng di động, laptop có kết nối mạng. Ngân hàng điện tử cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ cơ bản mà không cần phải trực tiếp đến quầy giao dịch như: xem số dư tài khoản, kiểm tra các giao dịch gửi tiền và nhận tiền, chuyển tiền, thanh toán, nhận báo cáo, gửi tiền tiết kiệm…
Ngân hàng điện tử cung đem lại cho cả tổ chức tín dụng và khách hàng những lợi ích đáng kể như: nhanh chóng, thuận tiền hơn; tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu; mở rộng phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh; ngân cao hiệu quả sử dụng vốn; tăng khả năng chăm sóc, thu hút khách hàng; cung cấp các dịch vụ trọn gói. Chính vì những ưu điểm đó mà ngân hàng điện tử đang được nhiều người quan tâm, sử dụng, và các tổ chức tín dụng cũng không ngừng phát triển, cung ứng dịch vụ này.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng điện tử được quản lý bởi hệ thống các thông tin, dữ liệu được lưu trữ, thực hiện thông qua máy tính. Điều này tiềm ẩn những rủi ro cho cả tổ chức tín dụng và khách hàng. Cụ thể:
1. Một trong những nhược điểm lớn nhất của ngân hàng điện tử chính là tính an toàn và bảo mật của hệ thống. Sự phát triển của khoa học công nghệ khiến cho tội phạm an ninh mạng cũng gây nhiều bất lợi cho các tổ chức. Việc các hacker sử dụng công nghệ cao trộm mật khẩu đăng nhập của khách hàng khiến cho nhiều người bị mất toàn bộ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết.
2. Hoạt động của ngân hàng điện tử bị phụ thuộc vào hệ thống mạng. Các trường hợp kết nối kém, đường truyền không ổn định, lỗi kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
3. Ngân hàng điện tử chỉ cung cấp được phần nào các dịch vụ cơ bản cho khách hàng, điều đó không đồng nghĩa với việc khách hàng có thể thực hiện mọi công việc chỉ với thao tác trên điện thoại, máy tính. Ví dụ: như muốn gửi tiền mặt vào tài khoản, khách hàng vẫn phải đến trực tiếp quầy giao dịch để thực hiện. Ngoài những rủi ro trên, còn có một số các rủi ro khác như: virus tấn công công máy tính. hệ thống ngân hàng điện tử phát triển đốc, chưa có sự liên kết chặt chẽ, bền vững…
Để phát huy những ưu điểm mà ngân hàng điện tử đem lại, cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm an toàn và bảo mật trong hoạt động ngân hàng điện tử theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh