Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) có ý nghĩa như thế nào?

Thứ sáu, 15/11/2024, 16:13:52 (GMT+7)

Vậy Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) có ý nghĩa như thế nào?. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề trên.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng trong việc tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; đồng thời tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, từ đó góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Vậy Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) có ý nghĩa như thế nào?. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề trên. Hãy GỌI NGAY tới 0908308123 để được Luật sư tư vấn miễn phí và cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu.

Lịch sử của ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11)

Vào ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh - tổ chức tiền thân đầu tiên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của phong trào yêu nước và tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. 

Trải qua các giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và sáng suốt của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoạt động, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 

Từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc đến công cuộc xây dựng đất nước trong hòa bình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chứng tỏ vai trò trung tâm trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. Trong bối cảnh hòa bình hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn giữ vai trò củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới.

Ngày 18/11 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc".

Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) có ý nghĩa như thế nào?

Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) là dịp để toàn dân tộc nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, đồng thời khẳng định tinh thần đồng lòng, đoàn kết và quyết tâm chung tay hướng tới mục tiêu xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Ngoài ra, ngày này còn là lời nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam về giá trị thiêng liêng của sự đoàn kết - nguồn sức mạnh bất diệt đã và đang giúp dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong hành trình dựng nước và giữ nước. Tinh thần ấy cũng được chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết vô cùng sâu sắc trong câu nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công!”.

Trong nhiều năm qua, Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) được tổ chức tại các khu dân cư trên phạm vi cả nước. Điều này đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng dân cư, hướng đến từng gia đình và mỗi người dân. 

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.

Theo đó, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam giữ vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Điều 3 Luật Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam năm 2015 đã quy định quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam như sau:

1. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

2. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.

5. Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.

6. Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.

7. Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.

Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có 07 quyền và trách nhiệm sau: (1) Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; (2) Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; (3) Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; (4) Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; (5) Thực hiện giám sát và phản biện xã hội; (6) Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước; (7) Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.

Như vậy, việc quy định quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã khẳng định vai trò nòng cốt của tổ chức này trong việc tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy dân chủ; giám sát và phản biện xã hội. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện hiệu quả vai trò của mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 như sau: 

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức ở trung ương và các đơn vị hành chính. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức như sau:

a) Ở trung ương có Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

b) Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

…..

Căn cứ quy định trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức ở trung ương và các đơn vị hành chính. Trong đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cụ thể, cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức như sau:

Cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở trung ương 

Theo đó, cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở trung ương bao gồm: (1) Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, (2) Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và (3) Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương 

địa phương, cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm: (1) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (2) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; (3) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn. Trong đó, ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Luật Hoàng Anh.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư