Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Kiểm lâm được quy định như thế nào từ ngày 2/2/2025?

Thứ sáu, 14/02/2025, 07:41:09 (GMT+7)

Vậy nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Kiểm lâm được quy định như thế nào từ ngày 2/2/2025?. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề trên.

Ngày 18/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Nghị đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm; Kiểm lâm trung ương;... Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 2/2/2025.

Vậy nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Kiểm lâm được quy định như thế nào từ ngày 2/2/2025?. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề trên. Hãy GỌI NGAY tới 0908308123 để được Luật sư tư vấn miễn phí và cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu.

Cơ sở pháp lý

- Luật Lâm nghiệp năm 2017; 

- Nghị định 159/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; 

- Nghị định số 07/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, chăn nuôi; 

- Nghị định 35/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; 

- Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. 

Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp

Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản. Điều 3 Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã quy định các nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp như sau:

1. Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.

3. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.

4. Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.

5. Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Như vậy, Điều 3 Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã quy định các nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo quản lý và phát triển rừng bền vững, từ đó đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng.

>>>Xem thêm tại: Hoạt động lâm nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Kiểm lâm từ ngày 2/2/2025

Kiểm lâm là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng. Để thực hiện được trên chức năng trên, Kiểm lâm có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 104 Luật Lâm nghiệp năm 2017 như sau:

1. Nhiệm vụ của Kiểm lâm được quy định như sau:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng;

b) Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê;

….

Căn cứ theo quy định trên, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm bao gồm:

Nhiệm vụ của Kiểm lâm 

Kiểm lâm có những nhiệm vụ được quy định như sau: 

Thứ nhất, Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng;

Thứ hai, Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê;

Thứ ba, Tổ chức cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng hằng năm;

Thứ tư, Tổ chức đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật;

Thứ năm, Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng cho chủ rừng;

Thứ sáu, Tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở;

Thứ bảy, Thực hiện nhiệm vụ khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Quyền hạn của Kiểm lâm 

Khoản 2 Điều 104 Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã quy định quyền hạn của Kiểm lâm như sau:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

b) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, vũ khí, công cụ hỗ trợ và trang phục theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Kiểm lâm có 03 quyền hạn cụ thể gồm: (1) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong thi hành công vụ; (2) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành; (3) Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, vũ khí, công cụ hỗ trợ và trang phục.

Nghị định 159/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng đã hướng dẫn chi tiết nhiệm vụ của công chức kiểm lâm như sau: 

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm

1. Kiểm lâm khi thi hành công vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật; mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, kiểm lâm hiệu, biển tên theo quy định.

2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, kiểm tra hiện trường, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

….

Theo đó, công chức kiểm lâm có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

Thứ nhất, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khi thi hành công vụ 

Kiểm lâm có nhiệm vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.  Điều này đòi hỏi Kiểm lâm phải tuân thủ các quy định chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ một cách khách quan, công bằng. Đồng thời, khi thi hành nhiệm vụ, kiểm lâm mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, kiểm lâm hiệu, biển tên. 

Thứ hai, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính

Theo đó, khi thực hiện nhiệm vụ, công chức Kiểm lâm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, kiểm tra hiện trường nhằm phục vụ công tác kiểm tra, xác minh các vụ việc liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng.

Ngoài ra, khi phát hiện các hành vi vi phạm hành chính, công chức Kiểm lâm có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết theo quy định của pháp luật để kịp thời xử lý, ngăn chặn hậu quả xảy ra, bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên.

Thứ ba, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp

Lực lượng Kiểm lâm có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự, từ đó góp phần bảo vệ tài nguyên rừng một cách hiệu quả. 

Đồng thời, căn cứ theo Điều 34 Nghị định 35/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính theo thẩm quyền được quy định tại Điều 26, 27, 28, 29 Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 

Thứ tư, được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật

Kiểm lâm được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện và các trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật, đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trong đó, việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, đảm bảo đúng mục đích, tránh lạm dụng hoặc gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thứ năm, Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao khác theo quy định của pháp luật

Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, kiểm lâm có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao khác theo quy định. Ví dụ như tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp được bổ sung bởi Điểm c khoản 4 Điều 1 Nghị định số 07/2022/NĐ-CP đã quy định việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Người thi hành công vụ, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp có trách nhiệm xác định phạm vi, ranh giới, diện tích rừng hoặc diện tích có cây trồng chưa thành rừng bị tác động, bị thiệt hại để ghi vào biên bản vi phạm hành chính. Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định để xác định diện tích rừng hoặc diện tích có cây trồng chưa thành rừng bị thiệt hại, bị tác động. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.

Như vậy, trong trường hợp này, kiểm lâm có trách nhiệm xác định phạm vi, ranh giới, diện tích rừng hoặc diện tích có cây trồng chưa thành rừng bị tác động, bị thiệt hại để ghi vào biên bản vi phạm hành chính. Trong quá trình xem xét, kiểm lâm có thể trưng cầu giám định để xác định diện tích rừng hoặc diện tích có cây trồng chưa thành rừng bị thiệt hại, bị tác động.

Bạn không có thời gian để thực hiện hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư