Ai được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:20 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Ai được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội?

Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Kỳ họp là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nơi thể hiện trí tuệ của tập thể đại biểu Quốc Hội và quyền giám sát của Quốc Hội đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Vậy ai được mời tham dự kỳ họp Quốc hội? Ai được dự thính tại phiên họp của Quốc hội? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.  

Căn cứ Điều 93 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định cụ thể như sau:

Điều 93. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội; dự thính tại phiên họp Quốc hội

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời dự các kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội.

2. Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.

3. Công dân có thể được vào dự thính tại các phiên họp công khai của Quốc hội.”

Ngoài các đại biểu Quốc hội thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập được mời dự các kỳ họp Quốc hội. Họ có trách nhiệm tham dự và phát biểu ý kiến tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội thảo luận về những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội.

Khách mời danh dự trong nước hoặc quốc tế do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội về khách mời danh dự quốc tế trước khi báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí có thể được mời tham dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Căn cứ chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội sẽ quyết định danh sách người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội.

Về chế độ sử dụng tài liệu và vị trí chỗ ngồi của người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội do Tổng thư ký Quốc hội quyết định.

Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiêm tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về các cá nhân được mời tham dự kỳ họp Quốc hội và dự thính tại phiên họp Quốc hội.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư