2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ai được mời tham dự phiên họp của Chính phủ?
Hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ là phiên họp của Chính phủ. Vậy ai được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Căn cứ Điều 47 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định như sau:
“Điều 47. Thành phần mời tham dự phiên họp của Chính phủ
1. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ.
2. Chính phủ mời Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.
3. Chính phủ mời Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.”
Việc mời thêm các đại biểu khách mời khác tham dự phiên họp được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Những người dự họp nhưng không phải là thành viên Chính phủ chỉ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ.
Chính phủ mời Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội dự các phiên họp củaChính phủ bàn thực hiện chính sách dân tộc. Khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu thì các thành viên của Chính phủ có trách nhiệm đến trình bày hoặc cung cấp các tài liệu cần thiết. Thủ tướng Chính phủ hoặc thành viên của Chính phủ có trách nhiệm trả lời các kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Chính phủ phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và tổ chức, chỉ đạo các phong trào nhân dân thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Chính phủ cùng Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân xây dựng quy chế cụ thể về mối quan hệ công tác.
Chính phủ mời Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và người đứng đầu Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn về các vấn đề có liên quan; thường xuyên thông báo cho Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân tình hình kinh tế - xã hội và các quyết định, chủ trương, công tác lớn của Chính phủ. Khi xây dựng dự án luật, pháp lệnh và dự thảo nghị quyết, nghị định, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của đoàn thể nhân dân có liên quan để tham gia ý kiến.
Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, động viên, tổ chức nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức và viên chức nhà nước. Chính phủ và các thành viên Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về thành phần được mời tham dự phiên họp của Chính phủ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh