Ai được tổ chức tang lễ cấp nhà nước?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:09 (GMT+7)

trường hợp người từ trần giữ một trong các chức vụ nêu trên mà bị kỷ luật bằng hình thức cách thức thì việc tổ chức Lễ tang được tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức.

Chức danh được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước

Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước:

- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

- Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Chánh án Toà án nhân dân tối cao;

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;

- Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước Tháng 8 năm 1945.

Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức vụ nêu trên mà bị kỷ luật bằng hình thức cách thức thì việc tổ chức Lễ tang được tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức.

Thẩm quyền tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước

Đứng tên đưa tin buồn

Tùy theo cương vị của người từ trần, việc đưa tin buồn được thực hiện dưới danh nghĩa của tất cả hoặc một số cơ quan sau đây và gia đình:

- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang

Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 20 (hai mươi) đến 25 (hai mươi lăm) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác và địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.

Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước theo quy định tại Nghị định này. Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị; Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội.

Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên đại diện cho các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình.

Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước theo quy định tại Nghị định này. Tùy theo chức danh của người từ trần, Trưởng ban tổ chức Lễ tang là một trong các đồng chí Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hoặc Chánh Văn phòng các cơ quan có chức danh tương ứng.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức tang lễ cán bộ, công chức, viên chức

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư