Cách chức Kiểm sát viên

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:18 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về cách chức Kiểm sát viên

Kiểm sát viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong một số trường hợp nhất định, Kiểm sát viên có thể bị cách chức. Vậy pháp luật hiện hành quy định những trường hợp nào Kiểm sát viên bị cách chức? Quy trình cách chức Kiểm sát viên được quy định thế nào? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau.

Kiểm sát viên là ai?

Căn cứ theo Điều 74 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, kiểm sát viên được định nghĩa như sau: Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Trong đó, thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Cách chức là gì?

Theo Khoản 9 Điều 7 Luật Cán bộ Công chức 2008 (Sửa đổi bổ sung 2019), giải thích cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Quy định về cách chức Kiểm sát viên

Căn cứ theo Điều 89 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì khi thuộc một trong những trường hợp sau đây Kiểm sát viên có thể sẽ bị cách chức:

(1) Kiểm sát viên đương nhiên bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

(2) Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm sát viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

- Vi phạm một trong những quy định sau đây:

+ Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

+ Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.

+ Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.

+ Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

+ Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

- Vi phạm về phẩm chất đạo đức;

- Có hành vi vi phạm pháp luật khác.

Trình tự cách chức Kiểm sát viên

Điểm a khoản 2 Điều 23 Quyết định 522/QĐ-VKSNDTC 2019 quy định về trình tự cách chức Kiểm sát viên như sau:

Bước 1: Người bị xem xét cách chức có bản kiểm điểm;

Bước 2: Cơ quan, đơn vị nơi người bị xem xét cách chức tổ chức kiểm tra, xác minh vi phạm và kiểm điểm làm rõ sai phạm của người bị đề nghị cách chức;

Bước 3: Cơ quan, đơn vị nơi người bị xem xét cách chức họp, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định;

Bước 4: Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát các cấp họp, xem xét việc cách chức Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra họp, xem xét việc cách chức Điều tra viên;

Bước 5: Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp, xem xét đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân các cấp đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính của cấp mình; trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp cách chức Kiểm tra viên của cấp mình. Tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức Điều tra viên.

Hồ sơ cách chức Kiểm sát viên

Khoản 3 Điều 23 Quyết định 522/QĐ-VKSNDTC 2019 quy định về hồ sơ cách chức Kiểm sát viên như sau

  • Bản kiểm điểm của người bị xem xét cách chức;
  • Biên bản họp cơ quan, đơn vị kiểm điểm vi phạm của người bị xem xét cách chức;
  • Biên bản họp Hội đồng kỷ luật cơ quan, đơn vị (nếu có);
  • Biên bản họp Ủy ban kiểm sát, Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên, Hội đồng tuyển chọn Kiểm tra viên (nếu có);
  • đ) Các tài liệu xác minh, kết luận vi phạm của người bị xem xét cách chức và các tài liệu khác có liên quan;
  • Văn bản của Ban cán sự đảng, cấp ủy địa phương đối với trường hợp cách chức Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
  • Văn bản đề nghị cách chức của cấp có thẩm quyền.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư