Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:17 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

Với Hiến pháp năm 1959, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta đã ghi nhận chế định Viện kiểm sát nhân dân và ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. Viện kiểm sát nhân dâp cấp tỉnh là một cấp trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau.

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là gì?

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hay Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam là cơ quan kiểm sát cấp thứ hai từ dưới lên trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bốn cấp ở Việt Nam. Cấp dưới của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Cấp trên kế Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014: “Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.”

Đây là hai nhiệm vụ đặc trưng và xuyên suốt của toàn ngành kiểm sát, sự khác nhau giữa các cấp Viện kiểm sát là phạm vi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong đó đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

Điều 46 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định về cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như sau:

- Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:

+ Ủy ban kiểm sát;

+ Văn phòng;

+ Các phòng và tương đương. Các phòng nghiệp vụ ở Viện kiểm sát 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là không đồng bộ như nhau, nhưng về cơ bản có các phòng sau: Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh và án ma tuý; Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự; Phòng Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự; Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính - kinh tế - lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Phòng Kiểm sát thi hành án; Phòng Khiếu tố; Phòng Thống kê tội phạm; Phòng Tổ chức cán bộ; Văn phòng tổng hợp).

- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.

Việc xác định cơ cấu bộ máy làm việc, cơ cấu lãnh đạo, quản lý của Viện kiểm sát nhân dân các cấp nói chung và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nói riêng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về cơ cấu bộ máy làm việc, cơ cấu lãnh đạo, quản lý tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có cơ cấu phù hợp với vị trí việc làm; bảo đảm phù hợp đặc thù của đơn vị, địa phương.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư