2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cơ quan nào có thẩm quyền trưng cầu ý dân?
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội đại diện cho ý chí của nhân dân. Nhưng để nhân dân trực tiếp biểu quyết về các vấn đề chính trị, Hiến pháp hay pháp lý cụ thể thì cần thông qua trưng cầu ý dân. Vậy trưng cầu ý dân là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Căn cứ Điều 19 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định:
“Điều 19. Trưng cầu ý dân
1. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
2. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân.”
Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Trưng cầu ý dân chính là một trong những hình thức của dân chủ trực tiếp. Về cơ bản, trưng cầu ý dân được hiểu là thủ tục cho phép cử tri bỏ phiếu trực tiếp đối với các vấn đề chính trị, Hiến pháp hay pháp lý cụ thể và kết quả trưng cầu ý dân có thể ràng buộc về mặt pháp lý, hoặc được sử dụng cho mục đích lấy ý kiến tham vấn. Trưng cầu ý dân diễn ra khi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị bỏ phiếu về một vấn đề nào đó, có thể là việc thông qua Hiến pháp mới; sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua một đạo luật; hoặc đơn giản là một chính sách cụ thể của nhà nước.
Vai trò của trưng cầu ý dân trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trình độ dân trí, trình độ chính trị, trình độ pháp lý, thói quen thực hiện dân chủ của người dân trong từng nước, phụ thuộc vào sự tác động của các quốc gia khác trong khu vực và thế giới.
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ hai trường hợp sau:
Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày chủ nhật, do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và được công bố chậm nhất là 60 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
Trưng cầu ý dân phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được ít nhất ba phần tư tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Nội dung trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành có giá trị thi hành; đối với trưng cầu ý dân về Hiến pháp (toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp) phải được ít nhất hai phần ba số phiếu hợp lệ tán thành.
Hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân được quy định như sau:
Cuộc tổng tuyển cử năm 1955 tại miền Nam Việt Nam là một cuộc trưng cầu dân ý nhằm xác định lãnh đạo tương lai của Quốc gia Việt Nam. Được sự ủng hộ của người Mỹ, cuộc bỏ phiếu đã diễn ra với kết quả Thủ tướng Ngô Đình Diệm đắc cử với hơn 98,2% phiếu bầu, được cho là có sự góp sức của việc gian lận bầu cử, chính thức phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, trở thành lãnh đạo tối cao, thiết lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Như vậy thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày rất rõ về việc trưng cầu ý dân cũng như thẩm quyền, đối tượng, thời gian, nguyên tắc, kết quả và hiệu lực của việc trưng cầu dân ý.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh