2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ trong các cơ quan nhà nước nói chung và trong Viện kiểm sát nhân dân nói giúp tạo động lực cho cán bộ phát triển về chuyên môn nghiệp vụ khi nhận nhiệm vụ, vị trí công tác mới; tiếp tục phát huy, kế thừa những kết quả, kinh nghiệm công tác, năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng những yêu cầu của cải cách tư pháp hiện nay. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử giữ một chức vụ lãnh đạo khác trong một thời hạn nhất định để thực hiện quá trình đào tạo, rèn luyện nâng cao chuyên môn theo yêu cầu nhiệm vụ.
Biệt phái là cử công chức, viên chức thuộc quyền quản lí của cơ quan, tổ chức đến làm việc có thời hạn ở cơ quan, tổ chức khác theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.
Căn cứ theo Điều 60 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về thẩm quyền điều động, luân chuyển, biệt phát công chức, viên chức như sau:
“1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định:
a) Điều động, luân chuyển công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân. Khi cần thiết thì điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:
a) Điều động, luân chuyển Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự không cùng quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Biệt phái Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức của Viện kiểm sát quân sự đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Tư lệnh quân khu và tương đương quyết định điều động, luân chuyển Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự trực thuộc quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.”
Theo đó, việc điều động công chức, viên chức, biệt phát công chức viên chức được quy định như sau:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định:
+ Điều động công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân. Khi cần thiết thì điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định:
Điều động công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đối với việc điều động công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự thì sẽ do Tư lệnh quân khu hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định theo quy định tại khoản 3, khoản 4 nêu trên.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh