2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Người bị tạm giam, tạm giữ để đảm bảo cho quá trình thi hành án, cho dù là phạm tội nghiêm trọng như thế nào đi chăng nữa cũng được pháp luật bảo đảm quyền một số quyền nhất định. Theo đó, người bị tạm giữ, tạm giam bị xâm phạm đến các quyền con người như thì có quyền tố cáo những hành vi xâm phạm để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật hoặc khiếu nại về những quyết định, những hành vi của cơ quan có thẩm quyền. Vậy chủ thể nào có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tổ cáo trong hoạt động tạm giữ, tạm giam? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 giải thích: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tạm giữ, tạm giam.
Theo đó:
- Cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, tạm giam phải chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được khiếu nại, tố cáo.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình. Trường hợp hết thời hạn pháp luật quy định mà tố cáo không được giải quyết thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết tố cáo; kết luận nội dung tố cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên là kết luận cuối cùng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh