Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:17 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là gì?

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy Hội đồng dân tộc là gì? Các Ủy ban của Quốc hội là gì? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này. 

Căn cứ Điều 66 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (nay được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi năm 2020) cụ thể như sau:

"Điều 66. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội

1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội là cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Các Ủy ban của Quốc hội gồm:

a) Ủy ban pháp luật;

b) Ủy ban tư pháp;

c) Ủy ban kinh tế;

d) Ủy ban tài chính, ngân sách;

đ) Ủy ban quốc phòng và an ninh;

e) Ủy ban văn hóa, giáo dục;

g) Ủy ban xã hội;

h) Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường;

i) Ủy ban đối ngoại.

3. Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

1. Hội đồng dân tộc:

Hội đồng dân tộc là cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề dân tộc của Quốc hội Việt Nam. Cơ quan có chức năng giám sát hoạt động của Chính phủ, Nhà nước về các vấn đề dân tộc, đồng thời là cơ quan tham mưu về chính sách, nghị định cho Ủy ban Dân tộc và Chính phủ.

Vấn đề dân tộc có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Hiến pháp năm 1959 chưa nói đến việc thành lập Hội đồng dân tộc mà chỉ nói quy định việc thành lập các Ủy ban của Quốc hội. Hiến pháp năm 1980 đã thay đổi Ủy ban dân tộc của Quốc hội thành Hội đồng dân tộc cho xứng với tầm quan trọng của vấn đề dân tộc ở nước ta. Đến Hiến pháp năm 1992, vị trí và vai trò của Hội đồng dân tộc được đề cao, nhiệm vụ và quyền hạn được tăng cường.

2. Các Ủy ban của Quốc hội:

Quốc Hội phải quyết định rất nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội khác nhau, nhưng Quốc hội chỉ họp hai kì trong một năm nên không thể nghiên cứu, thảo luận và quyết định tốt các vấn đề nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng. Để quyết định của Quốc Hội có hiệu lực trên thực tế, công việc chuẩn bị, xem xét, nghiên cứu và khởi thảo trước các dự án có ý nghĩa rất quan trọng, đồng thời có những nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc Hội nếu được giải quyết bằng cách tập trung tất cả những đại biểu Quốc Hội, nhiều khi không những không có hiệu quả, mà còn tốn kém. Do đó, Quốc Hội thành lập các bộ phận chuyên sâu bao gồm các đại biểu có những chuyên môn nghiệp vụ để nghiên cứu trước các dự án, để giúp Quốc hội thực hiện tốt các nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Quốc hội thành lập hai loại ủy ban: ủy ban thường trực và ủy ban lâm thời. Việc thành lâp, giải thể các Ủy ban do Quốc hội quyết định.   

  • Ủy ban thường trực của Quốc hội là những ủy ban hoạt động thường xuyên. Hiện nay, Quốc hội có 9 ủy ban thường trực. Mỗi ủy ban phải có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách.
  • Ủy ban lâm thời là những ủy ban được Quốc hội thành lập ra khi xét thấy cần thiết để nghiên cứu thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư