2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để đảm bảo cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt quyền năng của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Vậy nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát là gì? Được quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động là những tư tưởng chính trị pháp lý có tính chất chỉ đạo, xuyên suốt, bao trùm tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
“1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật này.”
Từ đó có thể thấy hiện nay ở nước ta, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong ngành. Mọi hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, dù ở cấp nào, đều đặt dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Điều 108, 109 Hiến pháp 2013 cũng quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm báo cáo trước quốc hội. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành bảo đảm cho các cấp kiểm sát hoạt động đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và hoạt động kiểm sát.
Hơn thế hữa, để thực hiện được yêu cầu phát huy dân chủ trí tuệ tập thể theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong ngành Kiểm sát thì việc ghi nhận vai trò cơ quan lãnh đạo tập thể của Uỷ ban kiểm sát thành một nguyên tắc hiến định là một yêu cầu mang tính tất yếu. Xét về chức năng nhiệm vụ thì Uỷ ban kiểm sát được tổ chức ở 02 cấp là Viện kiểm sát tối cao và Viện kiểm sát cấp tỉnh để thực hiện chức năng thảo luận và quyết định thông qua biểu quyết tập thể những vấn đề quan trọng như: phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác, bộ máy tổ chức của ngành kiểm sát; hướng dẫn nghiệp vụ , áp dụng pháp luật trong toàn ngành … ở Viện kiểm sát tối cao; phương hướng, biện pháp thực hiện nhiệm vụ của Viện kiểm sát 02 cấp, bộ máy tổ chức , nhân sự , những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động quan trọng…ở Viện kiểm sát cấp tỉnh. Khi Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên ủy ban kiểm sát thì vẫn thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo lên cấp trên (lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh). Như vậy, quy định này vừa bảo đảm mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể, vừa đề cao trách nhiệm của Viện trưởng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh