Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:17 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí minh đã ký lệnh công bố Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời của ngành Kiểm sát trong bộ máy nhà nước ta. Ngày 24/11/2014 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 8 thông qua, có kết cấu gồm 06 chương, 101 Điều và được xác định là sửa đổi căn bản, toàn diện về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật này.

Căn cứ theo Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, quy định về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát như sau:

 “Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân

1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.”

Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân có ba vai trò cơ bản sau:

Thứ nhất, Viện kiểm sát nhân dân có vai trò trong việc bảo đảm pháp chế

Với vị trí độc lập trong tổ chức và hoạt động, Viện kiểm sát được xem là thiết chế có sứ mệnh quan trọng bảo đảm cho phép luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Khi thực hành quyền công tố trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, Viện kiểm sát có trách nhiệm bảo đảm mọi hành vi phạm tội được phát hiện đều được điều tra, truy tố, xét xử một cách nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

Thứ hai, Viện kiểm sát nhân dân có vai trò bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đề cao, tôn trọng và bảo đảm các quyền con người. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát là một bảo đảm pháp lý quan trọng cho các quyền, tự do của công dân được tuân thủ và thực thi một cách hiện thực, chống các hành vi xâm phạm từ bất kì chủ thể nào trước hết là sự lạm quyền của cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Viện kiểm sát chính là một cơ chế hữu hiệu để kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền con người được tôn trọng và thực thi nghiêm chỉnh. Mặt khác, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là một cơ chế giám sát có tác dụng ngăn ngừa khả năng lạm dụng, lợi dụng quyền lực công trong hoạt động tư pháp – đây là một cơ chế thực hiện quyền tư pháp một cách hữu hiệu nhất.

Thứ ba, viện kiểm sát nhân dân có vai trò bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và xã hội. Viện kiểm sát nhân dân với đội ngũ các kiểm sát viên có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp chính là một thiết chế có vai trò bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm và vai trò quan trọng trong công tác đấy tranh phòng, chống tội phạm, chống oan sai và bỏ lọt tội phạm. Đó là một trong nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và nhà nước đã tin tưởng giao phó cho Viện kiểm sát.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư