2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng thư ký Quốc hội là gì?
Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng Quốc hội. Vậy Tổng thư ký Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như thế nào? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
“Điều 98. Tổng thư ký Quốc hội
1. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao;
c) Là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
d) Tổ chức các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; ký biên bản kỳ họp, biên bản phiên họp;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Tổng thư ký Quốc hội là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội Việt Nam. Tổng thư ký có trách nhiệm tham mưu về dự kiến chương trình làm việc và quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Tổng thư ký có trách nhiệm tổ chức các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; ký biên bản kỳ họp, biên bản phiên họp.
Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Trong thực tế, Tổng thư ký cũng đồng thời là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
Ngoài ra, Tổng thư ký có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Giúp việc cho Tổng thư ký Quốc hội có Ban thư ký. Ban Thư ký có hai Phó Tổng Thư ký Quốc hội và các Ủy viên Ban Thư ký. Một Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, một Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội. Các Ủy viên Ban Thư ký hoạt động kiêm nhiệm, là người đứng đầu một số vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban thư ký do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng thư ký Quốc hội.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh