Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:17 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp

Cùng với tiến tình hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, tỉnh hình tội phạm có yếu tố nước ngoài cũng có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Tội phạm buôn bán trẻ em, buôn bán phụ nữ không ngừng gia tăng, tội phạm buôn bán ma túy và các chất cấm vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt…Tình hình trên đã và đang làm phát sinh ngày càng nhiều vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời với sợ giúp đỡ tương trợ về mặt pháp luật và tư pháp giữa các cơ quan nhà nước Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của các nước loeen quan. Chính vì vậy mà hoạt động tương trọ tư pháp về hình sự giữ vai trò hết sức quan trọng trong quan hệ giữa các nước từ trước tới nay và đặc biệt là trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.

Hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự là gì?

Tương trợ tư pháp hình sự việc các quốc gia giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong việc điều tra, truy tố hoặc các thủ tục tố tụng khác trong vấn đề về hình sự thông qua các cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia trên cơ sở điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà các quốc gia ký kết hoặc tham gia hoặc nguyên tắc “có đi có lại”.

Kiểm sát hoạt động tư pháp là gì?

 Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp

Điều 33 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp như sau:

  • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người tiến hành và người tham gia hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
  • Tham gia phiên họp của Tòa án về việc dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân.
  • Kháng nghị quyết định có vi phạm pháp luật của Tòa án về việc dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
  • Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật.

Việc quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp giúp bảo đảm hoạt động này được diễn ra hiệu quả, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế. Qua công tác kiểm sát này, nếu phát hiện vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân phải kịp thời kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục vi phạm để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư