2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là một trong các khâu công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 4, Điều 6 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Thực hiện công tác này nhằm đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân. Pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động trong các lĩnh vực tố tụng hình sự; tố tụng dân sự; tố tụng hành chính; thủ tục phá sản; thi hành án hình sự; thi hành án dân sự; thi hành án hành chính; thi hành tạm giữ, tạm giam; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án và việc khác mà pháp luật quy định là hoạt động tư pháp
Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Là việc cá nhân, theo thủ tục do pháp luật quy định, báo cho cơ quan, người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Điều 30 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp như sau:
- Thứ nhất, trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Việc trực tiếp kiểm sát giúp kịp thời phát hiện
- Thứ hai, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo; kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của cấp mình và cấp dưới, thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan cho Viện kiểm sát nhân dân.
- Thứ ba, ban hành kết luận kiểm sát, thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Việc quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát góp phần đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo diễn ra chặt chẽ, đúng pháp luạt từ đó giúp khôi phục lại những quyền và lợi ích chính đáng của công dân, đảm bảo lợi ích của Nhà nước không bị xâm phạm. Mặc khác kịp thời phát hiện và xử lý những quyết định tố tụng, hành vi tố tụng vi phạm pháp luật nhằm giữ gìn kỳ cương, trật tự tại cơ quan tư pháp, tạo lòng tin của người dân vào Đảng và Nhà nước, động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, thúc đầy mọi người hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối vụ Nhà nước và xã hội. Ngoài ra, thông quan thực tiễn kiểm sát và giải quyết khiếu nại tố cáo sẽ phát hiện được những tồn tại, hạn chế của pháp luật, từ đó đưa ra những biện pháp sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh