2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giai đoạn truy tố là giai đoạn tiếp theo của hoạt động tố tụng hình sự, được tính từ khi Viện kiểm sát nhận được các tài liệu hồ sơ của vụ án hình sự kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố do Cơ quan điều tra chuyển. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố. Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây,
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Điều 16 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố như sau:
Những quy định trên rất quan trọng và lần đầu tiên được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cũng như Bộ Luật tố tụng hình sự, tạo cơ sở pháp lý để Viện kiểm sát tăng cường vai trò, trách nhiệm, thực hiện hiệu qủa chức năng, nhiệm vụ trong tố tụng hình sự. Với các quy định mới này, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và được cụ thể hóa, quy định rõ ràng, minh bạch, bảo đảm Viện kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách chủ động, đúng pháp luật, hiệu quả.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh