Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:17 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Trong bộ máy nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân cũng như các cơ quan tư pháp khác giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự ổn định của xã hội. Theo đó, Viện kiểm sát thực hành quyền công tốt và kiểm sát hoạt động tư pháp. Một trong những công tác quan trọng khi thực hành quyền công tố đó là thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.

Xét xử vụ án hình sự là gì?

Xét xử vụ án hình sự được hiểu là một giao đoạn tố tụng hình sự, trong đó tòa án có thẩm quyền thay mặt nhà nước tiến hành xét xử vụ án hình sự trên cơ sở bản cáo trạng của Viện keierm sát, Tòa án sẽ đánh giá chứng cứ dựa trên kết quả tranh tụng tài phiên tòa là cơ sở để ra phán quyết công minh, có căn cứ và đúng pháp luật bằng bản án và quyết định của mình.

Viện kiểm sát nhân dân là gì?

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thực hành quyền công tố là gì?

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tốt thông quá các hoạt động được quy định tại  Điều 18 Luật như sau:

  • Công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa. Cáo trạng là văn bản pháp lý do Viện trưởng Viện kiểm sát ban hành để quyết định truy tố người phạm tội ra trước Tòa án. Công bố cáo trạng là hoạt động đầu tiên của việc thực hành quyền công tố tại phiên tòa nhắm công khai hành vi phạm tội của bị cáo và là cơ sở để Tòa án tiến hành hoạt động xét hỏi.
  • Xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa.

+ Kiểm sát viên tham gia xét hỏi tại phiên tòa là để kiểm tra các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, để khẳng định kết quả điều tra, truy tố. Đồng thời, làm rõ những tình tiết mới, chứng cứ mới của những người tham gia tố tụng bổ sung tại phiên tòa.

+ Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa là sự trả lời lại, sự bàn cãi giữa kiểm sát viên với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nhằm làm rõ sự thật khách quan về mọi tình tiết buộc tội, tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án, giúp Hội đồng xét xử ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

  • Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Có thể thấy, trong các giai đoạn tố tụng, thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự có thể xem là trọng tâm của hoạt động công tố, góp phần cùng với Tòa án ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư