2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong hoạch định chính sách và trình dự án luật, pháp lệnh là gì?
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Vậy nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong hoạch định chính sách và trình dự án luật, pháp lệnh được quy định như thế nào? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Căn cứ Điều 7 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định như sau:
1. Đề xuất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các chương trình, dự án khác trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
2. Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các chương trình, dự án khác theo thẩm quyền.
3. Xây dựng các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ý kiến của Chính phủ về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình.”
“Chính sách” là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra. Điều 2 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ (Nghị định số 34) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định”. Ở một khía cạnh khác, Chính sách là hệ thống quan điểm, nhận thức, lý luận có tính chính thống, nền tảng cho việc hình thành quá trình tác động, điều chỉnh tới một đối tượng hoặc một lĩnh vực cụ thể. Như vậy, khi nói đến chính sách là đã bao hàm cả cách thức để giải quyết vấn đề đặt ra, trong cách thức đó đã gồm mục tiêu, định hướng, giải pháp để thực hiện; còn vấn đề của xã hội chính là thực tiễn cần giải quyết.
Tùy thuộc vào từng hoạt động cụ thể liên quan trực tiếp đến pháp luật mà phân biệt những chính sách pháp luật khác nhau. Chính sách pháp luật được nhận diện dưới các lĩnh vực hoạt động lớn như: chính sách xây dựng pháp luật, chính sách thực hiện pháp luật, chính sách bảo vệ pháp luật, chính sách đào tạo pháp luật, chính sách thông tin pháp luật…
Chính phủ có trách nhiệm đề xuất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các chương trình, dự án trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Chính phủ quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các chương trình, dự án khác theo thẩm quyền.
Đối với Chính phủ, quy trình hoạch định của Chính phủ gồm ba giai đoạn:
Chính phủ xem xét, thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số để quyết định việc trình dự án, dự thảo tại phiên họp của Chính phủ theo trình tự sau đây:
Trong trường hợp Chính phủ không thông qua việc trình dự án, dự thảo thì Thủ tướng Chính phủ ấn định thời gian xem xét lại dự án, dự thảo.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong hoạch định chính sách và trình dự án luật, pháp lệnh.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh