2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là gì?
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Vậy nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được quy định như thế nào? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Căn cứ Điều 20 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định như sau:
1. Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
2. Thực hiện chính sách, pháp luật nhằm xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
3. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật xây dựng nền an ninh nhân dân, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
4. Thực hiện chính sách ưu đãi, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần và chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ, công nhân công an.”
An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng, đối ngoại,… trong đó an ninh chính trị là cốt lõi và xuyên suốt.
Trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội bao gồm: chống tội phạm, giữ gìn trật tự nơi công cộng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường,…
Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Điều này được quy định tại Điều 30 Luật của Quốc hội nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về an ninh quốc gia như sau:
“Điều 30. Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia.”
Nội dung chính sách bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội bao gồm:
Chính phủ thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với các cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia. Các chế độ, chính sách được quy định tại Điều 28 Luật của Quốc hội nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về an ninh quốc gia như sau:
“Điều 28. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
Cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, được phong, thăng hàm, cấp lực lượng vũ trang nhân dân và hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh