Những việc Kiểm sát viên không được làm

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:18 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về những việc Kiểm sát viên không được làm

Kiểm sát viên có một vị trí quan trọng và là lực lượng cán bộ chủ yếu trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nói chung và trong từng cấp Kiểm sát, từng cơ quan Viện kiểm sát nói riêng. Kiểm sát viên cùng với Viện trưởng, Phó Viện trưởng thì Kiểm sát viên là một trong ba chức danh pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là “thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Bên cạnh việc quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên thì pháp luật hiện hành còn quy định về những việc Kiểm sát viên không được làm. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.

Kiểm sát viên là ai?

Căn cứ theo Điều 74 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, kiểm sát viên được định nghĩa như sau: Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

 Trong đó, Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

 Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Những việc Kiểm sát viên không được làm

Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định về những việc kiểm sát viên không được làm như sau:

  • Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
  • Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
  • Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
  • Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
  • Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

Đây là những phẩm chất, đạo đức mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy cán bộ Kiểm sát; nội dung cuộc phát động xây dựng đội cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân. Cho đến ngày nay những việc cán bộ, Kiểm sát viên không được làm, không còn là sự vận động, phát động, triển khai thực hiện mà đã được luật hóa, bắt buộc mọi cán bộ, Kiểm sát viên phải có trách nhiệm thực hiện một cách nghiêm túc. Những quy định này nhằm bảo đảm quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Kiểm sát viên diễn ra một cách khách quan, công bằng, đúng chính sách, pháp luật cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể có liên quan.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư