Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:18 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

Với vị trí độc lập trong tổ chức và hoạt động, viện kiểm sát nhân dân được xem là một thiết chế có sứ mệnh quan trọng đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Theo đó, trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. Để đảm bảo cho việc thực hiện những nhiệm vụ này, mỗi cấp trong hệ thống Viện kiểm sát đều có những vai trò nhất định. Bên cạnh người đứng đầu Viện kiểm sát là Viện trưởng, các phó Viện trưởng Viện kiểm sát cũng có những vai trò rất quan trọng. Bởi vậy mà pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể về bổ nhiệm, nhiệm kì cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.

Viện kiểm sát nhân dân là gì?

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Quy định về phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau: “Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.”

Nhiệm kỳ của phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Nhiệm vụ, quyền hạn của phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014:” Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và trước pháp luật.”

Theo đó, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện còn có nhiệm vụ giúp Viện trưởng quản lý, chỉ đạo, điều hành những công việc được Viện trưởng phân công; thay mặt Viện trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về những quyết định của mình.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư