Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:18 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Ngành Kiểm sát là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân; là công cụ đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, góp phần xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan lãnh đạo cao nhất trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân tại Việt Nam. Ngoài Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng là chủ thể có vai trò quan trọng trong việc quản lý, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ của mình. Vậy phát luật hiện hành quy định thế nào về Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao là gì?

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan trung ương, cơ quan “lãnh đạo” cao nhất trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Điều 64 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

“1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.”

Theo đó, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một chức vụ tư pháp ở Việt Nam. Chức vụ này do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tương tư như nhiệm kì của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhiệm kì của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kéo dài 5 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.

Bên cạnh đó, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư