Quy định về Ngạch Kiểm sát viên

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:18 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về Ngạch Kiểm sát viên

Kiểm sát viên có một vị trí quan trọng và là lực lượng cán bộ chủ yếu trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nói chung và trong từng cấp Kiểm sát, từng cơ quan Viện kiểm sát nói riêng. Kiểm sát viên cùng với Viện trưởng, Phó Viện trưởng thì Kiểm sát viên là một trong ba chức danh pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là “thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về ngạch kiểm sát viên. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về ngạch Kiểm sát viên.

Kiểm sát viên là ai?

Căn cứ theo Điều 74 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, kiểm sát viên được định nghĩa như sau: Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

 Trong đó, Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

 Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có 4 ngạch sau:

  • Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Kiểm sát viên cao cấp;
  • Kiểm sát viên trung cấp;
  • Kiểm sát viên sơ cấp.

Bên cạnh đó, mỗi Viện kiểm sát trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có quy định cụ thể về việc bố trị ngạch Kiểm sát viên như sau:

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên;
  • Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp;
  • các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.

Việc chia 04 ngạch Kiểm sát viên sẽ bảo đảm cho việc điều động, luân chuyển Kiểm sát viên giữa các cấp kiểm sát được thông suốt; tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, bảo đảm tính liên tục trong việc giải quyết án của Kiểm sát viên ngay từ đầu đến khi kết thúc. Kiểm sát viên cao cấp ở VKSND tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án do Cơ quan điều tra của Bộ Công an điều tra sẽ trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm tại TAND cấp tỉnh, TAND sơ thẩm khu vực nơi vụ án được chuyển đến để xét xử sơ thẩm, khắc phục tình trạng không hợp lý hiện nay là phải ủy quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử cho Kiểm sát viên cấp tỉnh, cấp huyện, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án. Việc chia 04 ngạch Kiểm sát viên còn đáp ứng được yêu cầu xây dựng, tăng cường, phát triển đội ngũ Kiểm sát viên ngành Kiểm sát (mở rộng nguồn tuyển chọn, bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa), tạo động lực mạnh mẽ để từng Kiểm sát viên phấn đấu, nâng cao chất lượng Kiểm sát viên các cấp.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư