Quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:17 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Vậy Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền hạn gì trong việc giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Căn cứ Điều 55 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định như sau:

Điều 55. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân

1. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân.

2. Quyết định bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

3. Quyết định giải tán hoặc theo đề nghị của Chính phủ quyết định giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân.”

Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải gửi báo cáo hoạt động 06 tháng và hằng năm đến Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ phân công Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội. Sau đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận, ra nghị quyết về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tự mình hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo trình tự sau:

  • Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này trình bày đề nghị, kiến nghị;
  • Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trình bày ý kiến;
  • Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra nghị quyết được mời tham dự phiên họp và trình bày ý kiến;
  • Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
  • Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Nội dung nghị quyết xác định nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái hoặc không trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Căn cứ vào kết quả giám sát, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư