Quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc xây dựng luật, pháp lệnh được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:16 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc xây dựng luật, pháp lệnh được quy định như thế nào?

Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Vậy Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền hạn gì trong việc xây dựng luật và pháp lệnh? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Căn cứ Điều 48 Luật Tổ chức Quốc hội quy định như sau:

"Điều 48. Xây dựng luật, pháp lệnh

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự án về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội quyết định; chỉ đạo việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; thành lập Ban soạn thảo, phân công cơ quan thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; cho ý kiến về các dự án luật trước khi trình Quốc hội; chỉ đạo việc nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật và trình Quốc hội xem xét, thông qua.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao.

Dự án pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định gửi dự án pháp lệnh lấy ý kiến đại biểu Quốc hội trước khi thông qua.”

Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý sau luật được Uỷ ban thường vụ Quốc Hội dùng để đặt ra các quy luật pháp luật, điều chỉnh những mối quan hệ xã hội quan trọng tương đối ổn định nhưng chưa có luật điều chỉnh, hoặc luật chưa điều chỉnh một cách đầy đủ. Việc ban hành pháp lệnh là một chức năng quan trọng của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, thực chất là thay luật trong khi không có luật, hoặc luật điều chỉnh không đầy đủ.

Ví dụ Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh số: 06/2008/PL-UBTVQH12 là Pháp lệnh Công an xã.

Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội hiện nay chỉ được phép làm pháp lệnh trong phạm vi chương trình cho phép của Quốc Hội và có thể bị Chủ Tịch nước phủ quyết. Chính những đặc điểm này nhằm hạn chế chức năng làm pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc Hội, để tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc Hội.

Thực chất pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội là một loại lập pháp ủy quyền. Dựa trên thực tế hoạt động xây dựng pháp luật của nhiều nước, lập pháp ủy quyền thuộc thẩm quyền của hành pháp, có ý kiến cho rằng pháp lệnh là hoạt động xâm phạm đến quyền lập quy của Chính phủ, hành pháp.

Loại văn bản thứ hai của Uỷ ban thường vụ Quốc hội là Nghị quyết được sử dụng chủ yếu dưới dạng văn bản áp dụng pháp luật để giải quyết các công việc cụ thể như: Hủy bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Hội đồng nhân cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội; Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.   

Uỷ ban thường vụ Quốc Hội của Nhà nước Việt Nam là một cơ quan đặc biệt, không là một loại cơ quan phổ biến ở nhiều nước khác. Việc tồn tại Uỷ ban thường vụ Quốc Hội chẳng qua là do Quốc hội nước ta không hoạt động thường xuyên như nhiều Quốc hội khác, nên buộc phải thành lập ra một cơ quan mang tính chất thường trực cho Quốc Hội, có quyền giải quyết những nhiệm vụ quyền hạn Quốc Hội, kể cả về pháp lệnh. Vì về mặt nguyên tắc khi Uỷ ban thường vụ Quốc Hội giải quyết những vấn đề này đều phải trực tiếp hoặc gián tiếp có sự phê chuẩn của Quốc Hội.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã các quy định về quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc xây dựng luật và pháp lệnh.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư