2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội như thế nào?
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Vậy quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Căn cứ Điều 29 Luật Tổ chức Quốc hội quy định như sau:
"Điều 29. Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh
1. Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
2. Đại biểu Quốc hội được tư vấn, hỗ trợ trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ về dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật.”
Chương trình xây dựng luật của Quốc hội phù hợp với nhu cầu của thực tiễn phụ thuộc vào chất lượng của các sáng kiến lập pháp cho nên quyền trình sáng kiến lập pháp được trao cho nhiều chủ thể khác nhau, trong đó có đại biểu Quốc hội. Khoản 2 Điều 84 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.”
Như vậy, quyền trình dự án luật được thực hiện bằng việc trình dự án luật mới, dự án luật sửa đổi, bổ sung luật hiện hành. Đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành.
Quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội được quy định cụ thể tại Điều 33 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sử đổi bởi Điểm g Khoản 53 Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020. Theo đó kiến nghị về luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội được quy định cụ thể như sau:
Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết về các dự án luật, các nghị quyết, các dự án, các báo cáo,… Các đại biểu Quốc hội được quyền tự do thể hiện quan điể của mình về một vấn đề được đưa ra Quốc hội quyết định bằng cách biểu quyết thông qua các vấn đề đó. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc bỏ quyền biểu quyết.
Qua các quy định pháp lý nêu trên có thể rút ra một số kết luận:
Như vây, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra rõ quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh