2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí minh đã ký lệnh công bố Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời của ngành Kiểm sát trong bộ máy nhà nước ta. Với vị trí độc lập trong tổ chức và hoạt động, viện kiểm sát nhân dân được xem là một thiết chế có sứ mệnh quan trọng đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Để thực hiện sứ mệnh này Viện kiểm sát nhân dân cần đến sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Bởi vậy mà tại Điều 9 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã có quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định, yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các hành vi, quyết định trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân phải giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật.
2. Khi có căn cứ cho rằng hành vi, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân không có căn cứ, trái pháp luật thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án và Cơ quan thi hành án có quyền kiến nghị, yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân xem xét lại. Viện kiểm sát nhân dân phải giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp vào hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.”
Thứ nhất, khi Viện kiểm sát nhân dân ban hành quyết định, yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị thì các cơ quan, tổ chức cá nhân hữu quản phải chấp hành một cách nghiêm chính. Đi kèm với nghĩa vụ này pháp luật cũng cho phép các tổ chức, cá nhân này khi phát hiện Viện kiểm sát nhân dân có các hành vi, quyết định trái pháp luật có quyền kiến nghị, yêu cầu xem xét lại. Quy định này nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân này và bảo đảm các quyết định, hành vi của Viện kiểm sát được giám sát chặt chẽ hơn.
Thứ hai, đối với cơ quan điều tra, Tòa án và Cơ quan thi hành án khi có căn cứ cho rằng hành vi, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân không có căn cứ, trái pháp luật thì có quyền kiến nghị, yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân xem xét lại. Quy định này nhằm bảo đảm sự kiểm sát, phối hợp lẫn nhau giữa các quan, đảm bảo truy tố, xét xử một cách nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
Thứ ba, Trong tổ chức và hoạt động của mình, Viện kiểm sát nhân dân không lệ thuộc vào bất cứ một cơ quan nhà nước nào ở địa phương. Nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc tập trung, thống nhất lành đạo trong ngành. Bởi vậy bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân đều không được cản trở, can thiệp vào hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Đặc biệt không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh