2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyền yêu cầu khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Vậy quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Căn cứ Điều 34 Luật Tổ chức Quốc hội quy định như sau:
“Điều 34. Quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật
1. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu Quốc hội biết. Quá thời hạn này mà cơ quan, tổ chức không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp trên xem xét, giải quyết.”
Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực hành vi thực hiện và xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ. Hành vi vi phạm pháp luật gồm bốn yếu tố sau: hành vi trái pháp luật; yếu tố lỗi; do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện hành vi trái pháp luật; xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ.
Các bên hữu quan là các cá nhân hay nhóm có tác động, và chịu tác động của các kết cục chiến lược, họ có quyền đòi hỏi đối với thành tích của doanh nghiệp. Quyền đòi hỏi về thành tích của doanh nghiệp, về sự tồn tại, về khả năng cạnh tranh và tính sinh lợi phát sinh dự phần của họ trong doanh nghiệp. Các bên hữu quan sẽ tiếp tục ủng hộ cho công ty nếu thành tích của công ty đáp ứng hay vượt cả kỳ vọng của họ.
Do đó, khi đại biểu Quốc hội phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì có quyền yêu cầu các giám đốc điều hành, các nhà quản trị khác và các thành viên ban quản trị của người có hành vi đó thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức đó có nghĩa vụ phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu Quốc hội biết. Quá thời hạn này mà cơ quan, tổ chức không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp trên xem xét, giải quyết.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh