2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật được dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ, quy định cụ thể nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước hoặc dùng để giải quyết công việc hàng ngày của cá nhân có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức. Quyết định là một loại văn bản do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.
Vậy việc soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào? Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ Điều 30 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020), Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.
Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, quyết định do Ủy ban nhân dân ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
- Quyết định phê duyệt kế hoạch;
- Quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị;
- Quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị; quyết định về khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
- Các quyết định khác không có nội dung quy định tại các Điều 28, 29 và 30 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Căn cứ Khoản 1 Điều 138 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân soạn thảo. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo được quy định cụ thể tại Điều 25 Nghị định 34/2016/NĐ-CP như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật.
- Bảo đảm sự tham gia của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Gửi hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan địa phương đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến.
- Trả lời bằng văn bản đối với ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong trường hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Chuẩn bị dự thảo văn bản quy định chi tiết sau khi Chính phủ quyết định trình dự án luật, pháp lệnh.
Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định.
Cơ quan, tổ chức có liên quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định.
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 07 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về việc soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh