Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:18 (GMT+7)

bài viết sau đây trình bày về Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp

Kiểm sát viên có một vị trí quan trọng và là lực lượng cán bộ chủ yếu trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nói chung và trong từng cấp Kiểm sát, từng cơ quan Viện kiểm sát nói riêng. Kiểm sát viên cùng với Viện trưởng, Phó Viện trưởng thì Kiểm sát viên là một trong ba chức danh pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là “thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Kiểm sát viên trung cấp là một trong bốn ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. Vậy pháp luật quy định thế nào về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp. Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Kiểm sát viên là ai?

Căn cứ theo Điều 74 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, kiểm sát viên được định nghĩa như sau: Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

 Trong đó, Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

 Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp

Để được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp, trước hết cần đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

  • Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • Có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
  • Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
  • Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, cần phải đáp ứng những điều kiện theo quy định Điều 78 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân như sau:

  •  Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm;
  •  Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
  • Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp;
  • Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp.

Theo đó, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75, 78 của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự

Ngoài ra, Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, các điểm b, c và d khoản 1 Điều 78 thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư