2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được quy định như thế nào?
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.Vậy đại biểu Quốc hội có trách nhiệm gì trong việc tham gia vào các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội? Sau đây luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 nay được bổi sung bởi Khoản 3 Điều 1 Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020.
Theo đó, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của đại biểu Quốc Hội tập trung chủ yếu ở kỳ họp Quốc Hội. Đại biểu Quốc Hội có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp Quốc hội, tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, tích cực góp phần làm cho các kỳ họp Quốc Hội đạt kết quả tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của đại biểu Quốc Hội. Trong kỳ họp của Quốc hội, các đại biểu có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, của tổ hoặc đoàn đại biểu Quốc hội mà đại biểu là thành viên nhằm giải quyết những vấn đề thuộc chương trình kỳ họp Quốc Hội.
Khi tham gia kỳ họp, đại biểu có quyền tham gia quyết định chương trình kỳ họp, nêu những vấn đề đề nghị Quốc Hội xét và quyết định bổ sung vào Chương trình kỳ họp Quốc Hội. Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội như: lập hiến, lập pháp; quyết định chính sách đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Những đóng góp, thảo luận của đại biểu Quốc hội làm cho các kỳ họp đạt kết quả tốt.
Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, có trách nhiệm tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội; của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên. Đại biểu Quốc hội phải hoàn thành các phần việc được giao, tham gia sinh hoạt đều đặn theo chương trình và kế hoạch của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban đó của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội theo chương trình và lịch của Đoàn.
Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ giữ mối quan hệ và thông báo tình hình hoạt động của mình với Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc địa phương.
Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có trách nhiệm tham gia hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách có quyền đăng ký tham dự hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận về những nội dung mà đại biểu quan tâm.
Như vây, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra rõ các quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tham gia vào các hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh