Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:14 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân được quy định như thế nào?

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Vậy đại biểu Quốc hội có trách nhiệm gì trong việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Căn cứ Điều 28 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định như sau:

"Điều 28. Trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tốc cáo, kiến nghị của công dân

1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Quốc hội yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết.”

Đại biểu Quốc hội tiếp công dân nhằm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của công dân, tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; thu thập ý kiến, phản ánh của công dân, hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và nhận đơn, thư của công dân để chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật; tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

Tiếp công dân là nhiệm vụ thường xuyên của đại biểu Quốc hội, được quy định tại Điều 5 Nghị quyết 759/2014/UBTVQH13 quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành.

"Điều 5. Tiếp công dân của đại biểu Quốc hội

1. Đại biểu Quốc hội tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:

a) Theo sự phân công của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội;

b) Công dân trực tiếp hoặc thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội yêu cầu được gặp đại biểu Quốc hội để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc khi đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.

2. Việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội được quy định như sau:

a) Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm dự kiến lịch tiếp công dân chung của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn trình Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội xem xét quyết định;

b) Đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố.

Trường hợp không thể tham gia tiếp công dân theo lịch đã được công bố, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để điều chỉnh lịch; đồng thời dự kiến thời gian cụ thể thực hiện việc tiếp công dân.

3. Trường hợp công dân yêu cầu gặp đại biểu Quốc hội để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sắp xếp thời gian tiếp công dân; trường hợp chưa thể tiếp công dân được thì đại biểu Quốc hội yêu cầu Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội cử người nhận đơn hoặc hẹn tiếp công dân vào thời gian thích hợp.”

Đại biểu Quốc hội tiếp dân theo định kỳ, theo lịch tại trụ sở tiếp nhận và tiếp dân tại nơi công tác. Đại biểu Quốc hội tiếp dân để nghe nhân dân góp ý xây dựng nhà nước và giúp dân giải quyết những thắc mắc, kiến nghị, khiếu nại và tố cáo. Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm xem xét, nghiên cứu, chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho công dân đó được biết; phải đôn đốc và theo dõi việc giải quyết đó. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết trong thời hạn quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết không thỏa đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết. 

Như vây, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra rõ các quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tham gia vào các hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.      

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư